24/05/2017, 12:03

Những bài văn kể chuyện hay lớp 9

Các em có thể tham khảo những bài văn kể chuyện hay lớp 9 dưới đây để làm bài cho thật hay nhé! về các đề tài về thầy cô, trường học luôn làm chúng ta xúc động về tình cảm gắn kết giữa thầy và trò, những kỷ niệm sâu sắc và ấn tượng của những người thầy với học trò... Dưới đây là ...

Các em có thể tham khảo những bài văn kể chuyện hay lớp 9 dưới đây để làm bài cho thật hay nhé!

về các đề tài về thầy cô, trường học luôn làm chúng ta xúc động về tình cảm gắn kết giữa thầy và trò, những kỷ niệm sâu sắc và ấn tượng của những người thầy với học trò...

Dưới đây là những bài văn kể chuyện hay lớp 9 với lối viết văn sinh động, xúc tiết..., chúng tôi đã sưu tầm để các em tham khảo:

Bài 1. viết về câu chuyện lòng hiếu thảo:

Ngày ấy là ngày 20/11 cách đây sáu năm rồi, khi ấy tôi vẫn còn là một con bé học trò lớp ba. rong các món quà tặng cô chủ nhiệm lớp tôi khi ấy thì món quà của tôi là có giá trị nhất.

Ba má tôi li thân với nhau từ hồi tôi vừa tròn ba tuổi. Ngày ấy ba lên Sài Gòn tìm việc, bỏ lại tôi và má ở nhà đối mặt với cái nghèo dai dẳng và một đống nợ nần từ những năm không may bị mất mùa. Hàng thịt heo rong ruổi trên con đường đất quen thuộc là kế mưu sinh duy nhất của má và tôi.Tôi càng lớn khôn thì đôi vai má càng thêm nặng gánh vì những khoản chi phí cho việc ăn học của tôi.

- Ảnh minh họa

Nợ nần là vậy, khó khăn là vậy nhưng chưa bao giờ má để tôi phải thiếu thốn bất cứ thứ gì. Chính vì không bao giờ thiếu thốn bất cứ thứ gì nên tôi chẳng hề nhận ra được những sự khó khăn của má. Đi đâu thấy ai có gì là tôi lại về vòi vĩnh bắt má mua cho bằng được. Đã thế nếu má không mua được tôi sẽ đâm ra giận dỗi, trốn đi chơi không thèm đi học.

Cứ thế sai lầm nối tiếp những sai lầm, tôi hư từ lúc nào mà tôi chẳng biết. Mãi cho đến khi có người đánh thức tôi thì tôi mới nhận ra thì ra bấy lâu nay mình bất hiếu biết nhường nào. Đến bây giờ tôi vẫn không thể quên được con người mà tôi mang nặng một món nợ ơn nghĩa rất lớn: cô Đặng Thị Ngọc Bì cô chủ nhiệm lớp 3C của tôi năm nào, người đã làm thay đổi thời thơ ấu như đắm chìm trong sai lầm của tôi...

Ngày ấy là ngày 20/11 cách đây sáu năm rồi, khi ấy tôi vẫn còn là một con bé học trò lớp ba. Trong các món quà tặng cô chủ nhiệm lớp tôi khi ấy thì món quà của tôi là có giá trị nhất. Không ít bạn phải trầm trồ xuýt xoa gói quà to đùng được gói cẩn thận trong mớ giấy kiếng màu hồng xinh xắn, trang trọng. Sau khi làm lễ xong cô mở từng gói quà của chúng tôi ra xem ngay tại lớp: có bạn tặng một sấp vải hoa để cô may áo, có bạn lại tặng cục xà phòng, có bạn tặng cả dầu ăn, đường và muối nữa... Đến món quà của tôi mọi người ồ lên một tiếng bởi bên trong là một chiếc áo ấm bằng bông màu trắng rất đẹp vừa nhìn đã biết nó rất đắt tiền. Cầm món quà của tôi trên tay cô cười nhạt, nói khẽ vào tai tôi: - "Tí nữa em ở lại gặp cô một chút". Vài đứa bạn học cùng lớp lườm yêu tôi : - "Thích nhé, được cô yêu đến thế cơ mà..."

Tôi đinh ninh rằng chắc là cô thích món quà của tôi lắm nên mới bảo tôi ở lại để cảm ơn đây mà. Thế là cuối giờ khi mọi người đã về hết tôi lên thư viện để gặp cô. Một cảnh tượng đã đập vào mắt tôi, cô ngồi bên cạnh chiếc áo bông trắng đắt tiền tôi tặng ban nãy với đôi mắt đỏ hoe, lưng tròng những nước. Thoáng thấy tôi cô vội lấy vạt áo lao nước mắt và ngoắc tôi lại ngồi cạnh cô: - "Lại đây em, ngồi ở đây này" Khi tôi đã ngồi xuống cô khéo léo gấp vội chiếc áo bông lại cho vào hộp và đẩy về phía tôi: - "Cô không nhận, em hãy mang về tặng mẹ em bà ấy mới là người xứng đáng được mặc chiếc áo đắt tiền này". - "Không" tôi đẩy vội cái hộp về phía cô : - "Em tặng cô mà, sao cô lại... " Tôi chưa nói hết câu cô đã ngăn tôi: - "Không, cô không thể nhận được. Mẹ em mới là người xứng đáng được mặc nó vì bà đã lao động hết mình để có thể mua được nó. Sao em không nghĩ đến mẹ em, bà đã vất vả thế nào để nuôi em ăn học, lại còn phải lo cho em những nhu cầu quà tặng vật chất như thế này nữa. Hãy ngoảnh lại nhìn mẹ em đi, những gì mẹ đã hi sinh cho em là quá to lớn, hãy cố gắng học thật giỏi và làm một đứa con hiếu thảo đó mới chính là món quà mà cô mong muốn nhận được nhất .... và .... chắc là mẹ em cũng thế..."

Nghe cô nói đến đây cổ họng tôi nghẹn đắng, lòng tôi thắt lại, nước mắt đổ tràn hai bờ mi và trải dài trên gương mặt ân hận non nớt của tôi. Tôi chợt chạnh lòng nhớ lại những lúc không đáp ứng được những nhu cầu mà tôi đòi hỏi hình như mắt má cũng đỏ hoe như cô bây giờ... Nghĩ đến đó tôi chỉ muốn thét lên cho đỡ xấu hổ và thẹn với lòng mình " Má ơi... cho con xin lỗi... con nào biết rằng đằng sau những nụ cười hạnh phúc của con là những chuỗi ngày lao động vất vả vắt cạn sức lực của má như vậy..."

Rồi tôi quay sang nhìn cô, lúc này trông cô trong mắt tôi thật to lớn và vĩ đại như một bậc thánh sống. Cô thật giàu lòng nhân ái khi đã cho tôi nhận ra được tôi thật bất hiếu và thờ ơ thế nào trước những sự vất vả của má.

- "Em cảm ơn cô."Tôi chỉ nói được có vậy và lẳng lặng ôm hộp quà kia ra về. Sáng hôm sau tôi mang nó bỏ vào giỏ xe đạp của cô kèm theo một mẫu giấy: Cô hoàn toàn xứng đáng được nhận nó, vì cô đã dạy cho em một bài học làm người hết sức quí giá. Từ đó tôi không vòi vĩnh nữa, luôn biết suy nghĩ và sẻ chia giúp đỡ má. Bởi tôi hiểu cái nghèo sẽ còn đeo đẳng má con tôi dài lắm. Tôi phải cùng má vươn lên để thoát khỏi nó, vượt qua nó.

Sáu năm trôi qua, một thời gian đủ để má con tôi vượt qua khó khăn nhưng những thăng trầm trong cuộc sống càng khẳng định trong tôi giá trị về bài học ngày nào mà cô dạy: Bài học về lòng hiếu thảo. Nếu được gặp lại cô tôi nhất định sẽ nói với cô rằng :"Cảm ơn cô rất nhiều cô đã dạy cho em một đạo lí làm người cơ bản nhưng không thể thiếu ấy. Chắc chắn em sẽ không phải là một đứa con bất hiếu và hư hỏng đâu .Vì cô biết không: Cô như thế thì làm sao trò hư được ?"
 

------------------------------

Bài 2. về đề tài kỷ niệm sâu sắc về người thầy của mình:

Đã lâu lắm tôi chưa gặp lại thầy. Nhưng khuôn mặt ấy, dáng đi ấy và đặc biệt là những lời thầy giảng đã trở thành hành trang không thể thiếu trong hành trình cuộc sống mà tôi không thể quên. Người tôi đang nói đến là thầy Nguyễn Văn Đạt - giáo viên dạy toán Trường THPT Đặng Thai Mai (Thanh Chương, Nghệ An). Ba năm phổ thông, tôi học chuyên ban D, thầy dạy chuyên ban A nên chỉ được học với thầy vào những buổi học thêm. Nhưng tôi biết thầy ngay trong những ngày đầu tiên bước vào lớp 10.

- Ảnh minh họa

Thầy là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, là cánh chim đầu đàn của tổ toán, luôn dẫn đầu trong thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp toàn trường. Và hơn hết, hoàn cảnh gia đình thầy với những đứa con không may nhiễm chất độc da cam làm tôi xúc động vô cùng. Trong những bài giảng của thầy, ngoài kiến thức chuẩn môn toán, chúng tôi còn được thầy dành ít phút tái hiện những tháng ngày đất nước đứng lên chống Mỹ cứu nước và thầy cũng là một chiến sĩ Trường Sơn năm xưa sống sót trở lại quê hương. Những câu chuyện kể, những tâm sự rất đời thường của chính bản thân thầy làm tôi có ý chí, có sức mạnh để vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Nhớ đến thầy, trong tôi là hình ảnh một ông giáo luôn đội mũ cối đứng bên dòng nước chảy xiết dắt từng chiếc xe đạp cho học sinh trong những ngày lụt lội, chờ cho đứa cuối cùng lên xe thầy mới yên tâm mang đôi dép rọ đã phai màu theo năm tháng tới trường.

Chưa bao giờ tôi thấy thầy bận bộ quần áo đạo mạo mà nghề giáo cần phải thế để lên lớp. Thầy vẫn giản dị và mộc mạc như chính con người thầy vậy. Tôi nhớ nhất là ngày biết tin mình rớt đại học, niềm tin và hoài bão trong tôi tưởng chừng vụt tắt. Tôi ngồi trên hành lang tầng hai của trường cả tiếng đồng hồ chỉ để khóc. Sân trường mùa hè vắng lặng đến đáng sợ, tôi như con chim non bay ngược chiều gió chao đảo và sắp rơi. Tôi chỉ biết khóc, tiếc công 12 năm đèn sách đã đổ sông đổ biển và trách bản thân. Tôi không dám về nhà, không dám đối diện với bất kỳ ai vì xấu hổ. Bao nhiêu suy nghĩ dại dột thoáng qua trong đầu. Vừa đúng lúc thầy lên trường đi dạo, thấy tôi, thầy nhẹ nhàng đến bên hỏi han, động viên.

Thầy khuyên tôi ôn thi lại thêm một năm nữa. Rồi thầy hướng mắt về phía đường chạy của sân thể dục ôn tồn: “Con biết không, trên đường chạy đó, nếu chỉ vì vấp ngã mà bỏ cuộc thì sẽ chẳng bao giờ về tới đích. Nhưng nếu biết đứng lên ngay chính nơi ngã thì đôi chân ấy sẽ đưa con đến bất kỳ đâu con muốn”. Sau đó, thầy gửi tôi vào lớp luyện thi gần nhà để có điều kiện học hành và giúp đỡ bố mẹ. Tôi không dám về nhà, không dám đối diện với bất kỳ ai vì xấu hổ. Bao nhiêu suy nghĩ dại dột thoáng qua trong đầu. Vừa đúng lúc thầy lên trường đi dạo, thấy tôi, thầy nhẹ nhàng đến bên hỏi han, động viên. Thầy khuyên tôi ôn thi lại thêm một năm nữa. Rồi thầy hướng mắt về phía đường chạy của sân thể dục ôn tồn: “Con biết không, trên đường chạy đó, nếu chỉ vì vấp ngã mà bỏ cuộc thì sẽ chẳng bao giờ về tới đích.

Nhưng nếu biết đứng lên ngay chính nơi ngã thì đôi chân ấy sẽ đưa con đến bất kỳ đâu con muốn”. Sau đó, thầy gửi tôi vào lớp luyện thi gần nhà để có điều kiện học hành và giúp đỡ bố mẹ. Ngày tôi nhận giấy báo trúng tuyển với số điểm khá cao, tôi cố chạy thật nhanh về khoe thầy. Thầy xoa đầu tôi khen: “Được”. Tôi vặn vẹo sao thầy chưa bao giờ khen ai giỏi mà luôn ở mức “được”. Thầy nhoẻn miệng hiền lành: “Thầy muốn con sẽ luôn cố gắng. Thầy sợ các con lại thỏa mãn với những thành công ban đầu”. Thầy ơi! Con đã đã hiểu. Giờ đây đã là sinh viên đại học năm thứ ba, con biết được thêm những điều mới mẻ và đầy bất ngờ của cuộc sống. Con hiểu rằng đường con đi không trải hoa hồng mà đầy những thử thách. Con sẽ tự mình đứng lên và đi tiếp như ngày xưa thầy đã đỡ con dậy.

Ở nơi xa ấy, nếu thầy đọc được những dòng tâm sự này, con tin rằng thầy vẫn mỉm cười khen “Được!”. Từ sâu thẳm trong trái tim, con vẫn luôn nguyện cầu thầy luôn mạnh khỏe để tiếp tục sự nghiệp trồng người.

Nguồn:
0