25/05/2018, 17:24

Nhím Bờm

- là loại lớn nhất trong bộ gặm nhấm , nặng nhàng nhàng từ 15 – 20kg , thân và đuôi dài từ 80 – 90cm. - Dáng đi nặng nề , mình tròn đầu to , mõm ngắn có 4 răng cửa dẹp và rất sắc , mắt nhỏ , tai nhỏ , chân ngắn ( 4 chi ) 2 chi sau ngắn hơn 2 chi trước , móng chân nhọn sắc. ...

- là loại lớn nhất trong bộ gặm nhấm , nặng nhàng nhàng từ 15 – 20kg , thân và đuôi dài từ 80 – 90cm.- Dáng đi nặng nề , mình tròn đầu to , mõm ngắn có 4 răng cửa dẹp và rất sắc , mắt nhỏ , tai nhỏ , chân ngắn ( 4 chi ) 2 chi sau ngắn hơn 2 chi trước , móng chân nhọn sắc. - Trên lưng lông biến thành gai cứng , nhọn nhất là nửa lưng phía sau ( có 2 loại lông cứng: 1 loại dài nhỏ và 1 loại dài to , ngắn ) , lông biến thành những tiêm tròn cứng dài từ 10 – 30cm và nhọn có khúc trắng , khúc đen mọc thành chùm từ 3 – 4 cái.- Ở vùng bụng lông nhím biến thành sợi cứng có màu đen. Sau gáy có một dải lông trắng dựng ngược như cái mào , chung quanh cổ viền lông trắng , đuôi ngắn có những sợi lông phía đầu phình ra thành hình cốc rỗng ruột màu trắng. Cũng có nhím lông màu trắng tuyền.- Nhím đực có mõ dài hơn , đầu nhọn , thân thể thon dài , đuôi   dài hơn , tính tình hung tợn , hay sục sạo , đánh lại con đực khác để “bảo vệ lãnh thổ”.- Khi cần thiết gặp kẻ thù thì nhím rung đuôi , những lông chuông này gây nên một tiếng kêu “lách cách” , “lè xè” để hù doạ kẻ thù và báo cáo với những con vật cùng đàn những tín hiệu để lẩn tránh kẻ thù. 

Hướng dẫn nuôi giống :

1.      Chọn giống:

-          Chọn những con nhím có lông mượt, bóng.
-          Nhím khoẻ, không còi cọc.
-          Cách đơn giản để biết là khi vào thăm chuồng nhím bạn lấy một mẩu thức ăn có thể là bí đỏ, khoai lang hay thứ gì bỏ vào chuồng, nếu thấy nhím ra ăn chứng tỏ nhím đã nuôi thuần, mạnh dạn và có thể bắt làm giống.
-          Bạn nên chú ý chọn như vậy tốt hơn bởi có nhiều trại Nhím có Nhím rừng mua trôi nổi từ ngoài vào và họ ghép lại với nhau để bán cho khách.
-          Nhím thường mua theo cặp gồm một đực một cái, nhưng không nhất thiết phải như vậy mà bạn có thể kết hợp một đực với 2 hay 3 cái, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được con cái.
-          Con đực nên chọn con nào năng động, mạnh mẽ, có thế nó mới phối giống hăng hơn.
-          Khi chăn nhím kết hợp như vậy bạn phải có chuồng dự phòng để khi có con nào đẻ là phải tách riêng không có những con cái khác sẽ cắn chết con con.2.      Chuồng trại:

 

-          Yêu cầu chuồng trại của Nhím phải thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
-          Có rất nhiều kiểu xây dựng chuồng trại khác nhau:
+  Nếu chỉ chăn nuôi theo hộ gia đình nhỏ lẻ chỉ một vài cặp thì chỉ cần xây tường 10, nền chuồng cần để bê tông tránh việc Nhím đào hang chui ra ngoài.
+ Phần trong thành chuồng từ đáy chuồng trở lên được đánh bóng.
+ Nhưng nếu nuôi nhiều để đảm bảo độ thông thoáng thì chỉ cần xây tường cao khoảng 40cm sau đó lên lưới B40 ở phần trên.
+ Kích thước chung cho các chuồng được sử dụng phổ biến dài, rộng, cao là 1.2 x 1.2 x 1.5 (mét). Mật độ trung bình 1m2/con.
+ Có thể xây thành cao 1m nhưng mặt trên chuồng cần phủ lưới, thường sử dụng lưới sắt mắt nhỏ úm gà hay sử dụng để phòng cho nhím khỏi trèo ra ngoài khi bị tác động và hơn thể nữa nếu nhím nhảy được sang các chuồng bên có thể cắn chết nhau.
-          Sàn chuồng hơi nghiêng 3 – 5 độ để đảm bảo không có nước đọng lại trong chuồng và vệ sinh được rễ hơn.
3. Thức ăn cho nhím:
Nhím có thể ăn rất nhiều loại thức ăn, đặc biệt đối với nhà nông ta có thể tận dụng tất cả các phụ phẩm nông nghiệp. Nhím là loài ăn tạp, vì thế, thức ăn cho nhím rất đa rạng như: côn trùng, giun, ốc, cá, rễ, lá, mầm cây, rau, củ, quả, kể cả những loài chát, đắng…
-          Bình thường nhím ăn 2kg thức ăn/con/ngày.
-          Nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn tinh nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường… để nhím con mau lớn, nhím mẹ đỡ mất sức, vì vừa phải tiết sữa nuôi con vừa mang thai.
 Loại thức ăn (kg/con/ngày) Giai đoạn (tháng tuổi)
1 – 3 4 – 6 7 – 9 10 – 12
Rau, củ, quả các loại 0.3 0.6 1.2 2.0
Cám viên hỗn hợp 0.01 0.02 0.04 0.08
Lúa, bắp, đậu các loại 0.01 0.02 0.04 0.08
Khô dầu dừa, đậu phộng 0 0.01 0.02 0.01
-          Nước uống: nhím ăn rau, củ, quả nên ít uống nước, nhưng cũng phải  có đủ nước sạch cho nhím uống tự do.
-          Trung bình 1 lít/5con/ngày.
-          Nhím thường uống nước vào buổi sáng và buổi trưa.
-          Nhím không thích tắm ướt mình, nếu bị ướt nhím sẽ rùng mình và vung lông liên tục không tốt.
4.      Phòng bệnh:
Nhím ít bị dịch bệnh, nhưng cũng có mắc một số bệnh thông thường:
- Bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1-2 lần.
- Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không đầy đủ như ngoài thiên nhiên nên nhím có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ rau, rễ dừa... Để phòng bệnh tiêu chảy, ta nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím, không nên cho nhím ăn các loại thức ăn ẩm mốc, hôi thối, bẩn thỉu... .

Các bệnh thường gặp:

1. Bệnh ký sinh trùng ngoài da:

- Do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc để nhím tự liếm cũng khỏi.- Để phòng bệnh này, nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1 – 2 lần.  + Thuốc trị ký sinh trùng ngoài da: Invermectin 0,3% tiêm bắp 1ml/12kg thể trọng. Hoặc có thể dùng dạng thuốc bột liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, dùng liên tục 3 ngày.+ Thuốc sát trùng chuồng trại:- Khi chuồng còn trống, chưa thả nhím dùng thuốc sát trùng phun trong và xung quanh chuồng.- Khi trong chuồng có nhím: chọn một trong các loại sau hoặc luân phiên sử dụng Vimekon, Vime-Iodine để phun khắp chuồng và có thể phun lên người nhím.

2. Bệnh đường ruột:

- Do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ như ngoài thiên nhiên, nhím có thể bị tiêu chảy. - - Trường hợp này, có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa...  + Có thể dùng các thuốc sau 3 – 5 ngày liên tục để pha nước uống hoặc trộn trong thức ăn:* Vimenro: 1gam/10kg thể trọng /ngày.* Genta-Colenro: 1g/10kg thể trọng/ngày.* Terra-Colivet: 1gam/8 – 10kg thể trọng/ngày.  + Để phòng bệnh tiêu chảy, nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím.  + Không nên cho nhím ăn các loại thức ăn bẩn thỉu, ẩm mốc, hôi thối...  + Cần bổ sung men tiêu hoá cho nhím khi thấy nhím có biểu hiện bệnh đường tiêu hoá hoặc sau khi điều trị bằng kháng sinh.
0