Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Ngữ Văn 12
Mỗi người phải có nghề đê tự nuôi sông bản thân. Đôi với nghề mà đã chọn thì phải như thế nào? ...
Mỗi người phải có nghề đê tự nuôi sông bản thân. Đôi với nghề mà đã chọn thì phải như thế nào?
Dàn bài
1. Mở bài
- Mỗi người phải có nghề đê tự nuôi sông bản thân. Đôi với nghề mà đã chọn thì phải như thế nào?
- Dẫn câu nói.
2. Thân bài
a.Giải thích
- Nghệ là nghề. Nghệ tinh là tinh thông nghề ấy. Như vậy mỗi người phải thông thạo một nghề. Và khi đã tinh thông nghề nghiệp đó rồi thì bản thân người đó sẽ được sung sướng, giá trị người đó sẽ được để cao (thân vinh).
- Người ta không chỉ cần tinh thông nghề nghiệp mà còn phải yêu nghề, yêu quí công việc của mình. Có như thế mới giỏi mới phát huy được năng lực của bản thân.
- Khẳng định ý kiến trên là đúng
- Là người, khi ra đời ai cũng phải có nghề để kiếm sống, để tự lo cho bản thân, cho gia đình. "Nghề" bao trùm cả nghề lao động chân tay và nghề lao động trí óc. Nhưng cũng có một mục đích chung là phải "tinh thông” nghề nghiệp ấy. Bởi có tinh thông thì ta mới làm việc có năng suất cao, hiệu quả tốt lợi nhuận lớn. Từ đó mọi người mới cảm phục, kính yêu và ta có được sống sung sướng. Muốn được như vậy ta phải biết quý trọng, yêu nghề, trau dồi học hỏi để nghề ấy càng tinh xảo hơn (người thợ chuyên sửa máy móc, nghề dạy học, thợ may...).
b.Mở rộng vấn đề
Trong thực tế, nhiều người chuyên tâm chuyên chú, không lựa chọn nghề mình yêu thích, phù hợp với năng lực và sở trường của mình mà chạy mốt, chọn nghề theo ngẫu hứng. Điều này vô cùng tai hại.
- Ngoài tinh thông một nghề, phải học thêm một vài nghề khác vì thời đại nay kinh tế phát triển, khoa học kĩ thuật tiến bộ rất nhanh, phải biết thêm nghề để có thể chuyển hướng nghề nghiệp, không bị bế tắc.
Tinh thông nghề nghiệp không phải chỉ để lo cho bản thân mà còn để phục vụ cho tập thể, cho đất nước. Ta phải biết kết hợp giữa lợi ích cá nhân với lợi ích chung thì lợi ích, sự sung sướng của cá nhân mới bền vững.
Cần có sự định hướng nghề nghiệp ngay từ bây giờ qua việc xem xét năng lực bản thân, tham khảo ý kiến cha mẹ, thầy cô, những người có kinh nghiệm. Cần phê phán những người có được "nghệ tinh" thường hay kiêu căng, tự phụ, khoác lác.
3. Kết bài
“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" nhắc nhở chúng ta khi đã chọn một nghề mình thì phải rèn luyện nghề ấy cho được tinh thông và phải biết quý yêu nghề ấy. "Yêu nghề” thì ta mới hi sinh và có trách nhiệm với nghề nghiệp. Đó là một phẩm chất của con người mới hôm nay.
soanbailop6.com