12/01/2018, 10:54

Nhạc sĩ Pháp s. Gunô có lần nói: Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận rằng tôi có tài.... Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên

Nhạc sĩ Pháp s. Gunô có lần nói: Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận rằng tôi có tài.... Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên Trong cuộc sống, nhận thức của con người không ngừng thay đổi, theo thời gian, ngày một tiếp cận dần chân lí. Nhạc sĩ Pháp S.Gunỏ có lần đã nói: Hồi tôi hai mươi ...

Nhạc sĩ Pháp s. Gunô có lần nói: Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận rằng tôi có tài.... Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên

Trong cuộc sống, nhận thức của con người không ngừng thay đổi, theo thời gian, ngày một tiếp cận dần chân lí. Nhạc sĩ Pháp S.Gunỏ có lần đã nói: Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận rằng tôi có tài. Ba mươi tuổi, tôi đã nói: "Tôi và Mô-da". Bốn mươi tuổi, tôi nói: "Mô-da và tôi".

Gợi ý
Trước hết phải hiểu được câu nói nổi tiếng của S.Gunô: cần phải có thời gian, cần phải có sự trưởng thành, con người mới có thể đánh giá đúng đắn được mình và người khác. Câu nói của S.Gunô chính là sự đề cao đức tính khiêm tốn, thận trọng của mỗi con người trong cuộc sống hằng ngày.
Đề bài cho phép mỗi học sinh trình bày những suy nghĩ rút ra những điều bổ ích cho bản thân mình. Như vậy có nghĩa các nội dung ấy hoàn toàn tùy thuộc vào chủ quan của từng người. Nên tập trung vào một sô' điểm mà mình thấy tâm đắc nhất, không nên trình bày tràn lan hoặc theo lối sáo rỗng, chung chung... Dĩ nhiên, tất cả những điều các em trình bày đều được định hướng, đều phải xuất phát từ nội dung câu nói của S.Gunô.
Bài làm
Trong cuộc sống, nhận thức của con người không ngừng thay đổi, theo thời gian, ngày một tiếp cận dần chân lí. Nhạc sĩ Pháp S.Gunỏ có lần đã nói: Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận rằng tôi có tài. Ba mươi tuổi, tôi đã nói: "Tôi và Mô-da". Bốn mươi tuổi, tôi nói: "Mô-da và tôi". Còn bây giờ tôi chỉ nói: "Mô-da” cần phải có sự từng trải con người mới học được bài học khiêm tốn, ngày một đến gần chân lí, đó là điều Gunô muốn nói với chúng ta.
Trước hết là một Gunô ở độ tuổi "hai mươi", đầy kiêu căng tự mãn “hồi hai mươi tuổi tôi chỉ thừa nhận tôi có tài”. Tuổi trẻ chưa từng trải, chưa được thực tế luyện rèn nhào nặn, chưa va vấp, chưa đi nhiều, chưa thấy nhiều... thì chưa biết rằng vũ trụ là vô tận, cuộc đời là không có điểm kết thúc, còn biết bao nhiêu chân trời hoàn toàn xa lạ và mới mẻ.
Dù tài năng đến đâu, nếu lạm dụng quyền chính đáng ấy cũng sẽ dễ trở thành kiêu ngạo đáng ghét. Điều đó cũng thật dễ gặp ở tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ nói chung thường bồng bột, hiếu thắng, chưa va chạm cọ xát vấp váp với đời, nên dễ chủ quan, tự hào vô lối thành tự mãn, để cái "tôi" trùm lên tất cả. Tuy nhiên, tuổi trẻ còn có những điều hay, những mặt tốt, tích cực. Như sự hăng hái say mê, giàu sinh lực, nhiệt tình, dám thách thức trở ngại khó khăn bằng tất cả khả năng mình...
Theo lô gích diễn đạt trong câu nói của Gunô, có đến bốn bước chuyển trong quá trình nhận thức, thì đây là bước quan trọng nhất. Bởi chính ở bước này, cái "tôi" chủ quan đã phá vỡ thế độc tôn duy nhất. Từ đó những bước chuyển kế tiếp đã được mở ra: "Bốn mươi tuổi tôi nói: Mô-da và tôi”... Cái "tôi" đã nhượng bộ. Từ những lí giải trên đây, ta rút ra được điều gì bổ ích? Trước hết mỗi người chúng ta cần có lòng tự tin trong cuộc sống, trong học tập và lao động. Nhưng tự tin chứ không phải kiêu ngạo. Tự tin sẽ góp phần đem lại thành công, ngược lại kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại chắc chắn.
Tóm lại, câu nói của Gunô cho ta bài học sâu sắc mà tế nhị. Nó nhắc ta chớ vội chủ quan nóng nổi khi tự đánh giá xung quanh, nếu không muốn làm "thầy bói xem voi" hoặc rơi vào cảnh "ếch ngồi đáy giếng", tự tin và khiêm tốn, đó là hai mặt biện chứng của phẩm chất con người chân chính. Bởi ta chỉ là hạt cát giữa đại dương tri thức. Từ đó chúng ta xác định con đường tích cực là phải học tập rèn luyện không ngừng vươn lên, tránh thói tự kiêu, tự mãn để trở thành người tài đức vẹn toàn.

                                                                                        soanbailop6.com

0