Nhà văn Nguyễn Tuân khi đọc đến đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết Tắt đèn) đã cho rằng Ngô Tất Tố: "xui người nông dân nổi loạn". Viết đoạn văn nói rõ ý kiến của em
Nhà văn Nguyễn Tuân khi đọc đến đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết Tắt đèn) đã cho rằng Ngô Tất Tố: “xui người nông dân nổi loạn”. Viết đoạn văn nói rõ ý kiến của em Hướng dẫn Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, ở thời điểm ra đời của nó, Ngô Tất Tố tuy chưa nhận ...
Nhà văn Nguyễn Tuân khi đọc đến đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết Tắt đèn) đã cho rằng Ngô Tất Tố: “xui người nông dân nổi loạn”. Viết đoạn văn nói rõ ý kiến của em
Hướng dẫn
Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, ở thời điểm ra đời của nó, Ngô Tất Tố tuy chưa nhận thức được chân lí cách mạng (vì thế mà chưa chỉ ra được con đường đấu tranh tất yếu của quần chúng bị áp bức) nhưng bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, nhà văn đã cảm nhận được xu thế tức nước vỡ bờ và sức mạnh to lớn của sự "vỡ bờ" đó. Đoạn trích có thể coi là cao trào của một vở kịch mà mâu thuẫn, xung đột được thể hiện tập trung trong mối quan hệ giữa nông dân và địa chủ. Những người nông dân bị đẩy đến bước đường cùng đã bật lên hành động phản kháng. Tuy chỉ là hành động tự phát nhưng nó đã báo hiệu ngày tận thế của chế độ thực dân nửa phong kiến đã gần kề. Cái nhan đề do người soạn sách đặt đã thể hiện được đầy đủ cái tình thế ấy. Đoạn trích chẳng những cho ta thấy được cái lô-gíc hiện thực: có áp bức, có đấu tranh, mà còn cho thấy cái chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng mình. Vì thế, cũng có thể nói, đoạn trích như là một sự dự báo về một cơn bão táp cách mạng sẽ đến sau này.
Thu Trang