Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Anh (chị) hiểu câu nói đó như thế nào? Hãy giải thích và chứng minh.
Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Anh (chị) hiểu câu nói đó như thế nào? Hãy giải thích và chứng minh. I. DÀN Ý 1. Mở bài: - Nguyễn Bá ...
Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Anh (chị) hiểu câu nói đó như thế nào? Hãy giải thích và chứng minh.
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
- Nguyễn Bá Học là nhà giáo, nhà văn rất quan tâm đến thế hệ trẻ. Ông đã có một câu nói đầy ý nghĩa để giáo dục ý chí quyết tâm cho thanh niên: đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông
- Thân bài:
a/Giải thích:
- Nghĩa tường minh: Con đường đi tới đích nhiều khi phải vượt qua núi cao, sống sâu, nhưng nếu quyết tâm, ta vẫn đến nơi.
* Nghĩa hàm ẩn: Con nguời cẩn phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực để vượt qua những thử thách trên đường đời.
- Nếu không có ý chí, chủng ta không thể làm được việc gì đến nơi đến chốn, không thể đạt được thành công.
b/ Minh hoạ bằng các dẫn chứng trong văn học và thực tế đời sống xã hội.
(Lấy một số dẫn chứng tiêu biểu mà bản thân được biết
3. Kết bài:
- Ý kiến trên của Nguyễn Bá Học là bài học quý giá trong việc tu dưỡng và phấn đấu của mỗi người.
- Hồ Chủ tịch cũng đã từng khuyên thanh niên: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền.
- BÀI LÀM
Nguyễn Bá Học là nhà giáo, nhà văn, nhà báo đầy nhiệt huyết đầu thế kỉ XX. Trong cuộc đời dạy học và trong văn nghiệp của mình, ông rất quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ. ông đã viết tập Lời khuyên học trò để trao đổi, bày vẽ, động viên thanh niên rèn luyện thành người có ích cho nước, cho dân. Trong bài Chí mạo hiểm, để khuyến khích việc rèn luyện ý chí, khắc phục khó khăn, quyết làm nên việc lớn, Nguyễn Bá Học đã viết: đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
Núi cao, sông sâu luôn luôn là những trở ngại ngăn bước con người. Trong vần chương, núi, sông là hình ảnh tượng trưng cho những thách thức, khó khăn trên đường đời. Vì thế, câu nói của Nguyễn Bá Học chứa đựng nhiều ý nghĩa, ông đã nhắc nhở lớp trẻ rằng trên con đường ta di, nhiều khi phải vượt qua núi cao, sông sâu, nghĩa là sẽ gặp nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng nếu có bản lĩnh và quyết tâm thi vẫn tới đích. Những trở ngại khó khăn mà ta gặp phải trên đường đời dù cao như núi, dù rộng như sông nhưng cũng không đáng sợ bằng sự ngại khó, ngại khổ, thiếu ý chí, thiếu nghi lực của con người.
Anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chín năm chống Pháp đã từng chế ngự núi cao:
Rất đẹp hình anh lúc nẳng chiều,
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo.
Núi không đè nổi vai vươn tới,
Lá nguy trang reo với gió đèo.
(Lên Tây Bắc - Tố Hữu)
Trong kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã làm nên huyền thoại đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử trên dãy Trường Sơn với tinh thần yêu nước nồng nàn và quyết tâm sắt đá:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
(Theo chân Bác - Tố Hữu)
Ai đã từng một lần đi ngang qua bến phà Nhật Lệ thì sẽ thấy dòng sông rộng biết chừng nào. Chính tại nơi này, dưới bom đạn địch, mẹ Suốt đã chèo đò đưa bộ dội vượt sông đi đánh Mĩ hết chuyến này đến chuyến khác:
Một tay lái chiếc đò ngang,
Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày.
Sợ chi sóng gió tàu bay...
Tày kia mình đã tháng, Mĩ này ta chẳng thua.
(Mọ Suốt- Tố Hữu)
Điều quan trọng nhất đối với con người ià phải có quyết tâm cao, ý chí bền, nghị lực lớn. Câu chuyện của thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh Phật ở tận Tây Trúc cách đây hàng ngàn năm là một ví dụ điển hình. Hành trình vượt biển tìm vùng đất mới của Cristôp Côlông cách đây hàng mấy trăm năm cũng chứng minh điều đó.
Ngày nay, xung quanh chúng ta có rất nhiểu tấm gương sống, vượt qua tất cả để đạt mục đích cao đẹp.
Anh Nguyễn Ngọc Kí bị tật liệt cả hai tay. Nhìn bè bạn cắp sách đến trường, anh rất thèm được như các bạn. Bằng ý chí, nghị lực anh luyện cho chân không chỉ cầm được bút mà còn điều khiển cả kéo. Anh cắt chữ, dán khẩu hiệu hoàn toàn bằng chân. Anh đã học xong tiểu học, Trung học rồi Đại học và trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Gần đây anh đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Anh Đức là người em song sinh dính liền với Việt, được các bác sĩ mổ tách rời vào năm 1987, tuy chỉ có một chân và sức khoẻ yếu nhưng suốt 19 năm qua đã không ngừng học tập, vươn lên chiến thắng số phận bất hạnh của một nạn nhân chất độc màu da cam. Giờ đây, anh Đức đã trở thành một chuyên viên vi tính, công tác ở làng Hoà Bình, bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chi Minh. Bằng những cố gắng phi thường, anh Đức đã trở thành người hữu ích cho xã hội và hạnh phúc đã mỉm cười với anh.
Trong thời đại khoa học phát triển, con người có thể làm được những điểu kì diệu như bay vào vũ trụ, đặt chân lên mặt trăng hoặc lặn sâu xuống đáy đại dương để tìm hiểu, khám phá bí ẩn của thiên nhiên. Vị thuốc cải tử hoàn sinh tuy chưa có nhưng trong thực tế, các thầy thuốc ngày nay đã có thể thay thế từng bộ phận hư hỏng cùa con người để kéo dài tuổi thọ. Không thể kể hết các thành tựu khoa học tiên tiến là kết quả của ý chí, quyết tâm của con người.
Rõ ràng là chỉ khi nào có bản lĩnh vững vàng, kiên định thì con người mới đạt được mục đích đã đặt ra. Hãy cô' gắng vượt lên mọi gian nan, thử thách, dù là nghiệt ngã, đó là điểu mà nhà giáo, nhà văn Nguyễn Bá Học mong muốn ở thế hệ trẻ Việt Nam với hi vọng họ sẽ làm rạng rỡ non sông. Đó cũng chính là điều mà Hổ Chủ tịch Kính yêu đã từng dạy thanh niẻn:
Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên.