25/05/2018, 13:09

Nguyễn Văn Côn

còn gọi là Chín Côn, là nhà cách mạng nổi tiếng ở Gò Công. Ông xuất thân là công nhân thợ nguội của hãng Faci ở Sài Gòn. Sớm giác ngộ phong trào công nhân, đầu năm 1921, ông tham gia vào Công hội đỏ đầu tiên ở Sài Gòn và giử chức vụ ...

còn gọi là Chín Côn, là nhà cách mạng nổi tiếng ở Gò Công.

Ông xuất thân là công nhân thợ nguội của hãng Faci ở Sài Gòn. Sớm giác ngộ phong trào công nhân, đầu năm 1921, ông tham gia vào Công hội đỏ đầu tiên ở Sài Gòn và giử chức vụ phó Hội trưởng (Hội trưởng của Công hội lúc đó là Tôn Đức Thắng - thợ máy Nhà đèn Chợ Quán; thư ký là Mạnh - Nhà đèn Chợ Quán và thủ quỹ là Sâm - thợ điện Nhà đèn Sài Gòn).

Cuối năm 1926, tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội (TNCMĐCH) ra đời. Sau khi tiếp nhận tổ chức Công hội thì tổ chức TNCMĐCH phát triển nhanh chóng tại Sài Gòn và lan rộng ra nhiều tỉnh ở Nam Kỳ. Năm 1927, khi tổ chức TNCMĐCH Kỳ bộ Sài Gòn phân công vận động xây dựng cơ sở, (Kỳ ủy viên) liên hệ với Nguyễn Văn Thiệt giới thiệu Châu Văn Ký (lúc ấy đang ở Sài Gòn) và Nguyễn Văn Đức (tự Đại, đang sống tại Long Hồ). Ông còn về Vĩnh Long, tìm cách gặp gỡ, thảo luận, vận động xây dựng cơ sở, tại một địa điểm bí mật là chùa Minh Sư (vị trụ trì chùa bấy giờ là nhà sư Ngô Văn Lợi) ở làng Tân Giai, tổng Bình Long, Châu Thành, Vĩnh Long (nay thuộc Phường 2, thành phố Vĩnh Long).

Đầu năm 1929, thực dân Pháp khủng bố rất mạnh; cơ sở của Hội ở Thành phố bị vỡ và hội viên bị bắt rất nhiều. Trước tình hình tổ chức bị xáo trộn, không còn cơ quan lãnh đạo do địch khủng bố tháng 3-1929, Thanh niên Nam kỳ tiến hành Đại hội bầu ra kỳ bộ mới gồm Phạm Văn Đồng, Nguyễn Kim Cương, , Trần Ngọc Quế, Trần Ngọc Giải, sau bổ sung Châu Văn Liêm, do Phạm Văn Đồng làm Bí thư.

Giữa tháng 2-1930, diễn ra Hội nghị hợp nhất Đảng. Cũng trong thời gian này bị bắt, các đảng viên còn lại trong chi bộ phải phân tán đến các tỉnh khác hoạt động, nên khi hợp nhất Đảng thì Gò Công chưa có tổ chức Đảng cấp tỉnh.

Đến năm 1938, sau khi ra tù (bị thực dân Pháp quản thúc tại Gò Công) và có điều kiện liên lạc với Lê Thị Kim Chi (được Xứ ủy giao trách nhiệm về Gò Công gây dựng lại cơ sở Đảng) mới gầy dựng được 1 tổ Đảng ở làng Thạnh Nhựt gồm 5 đảng viên do Ba làm tổ trưởng.

Ngày 21 tháng 8, nhân dân An Thạnh Thủy (Chợ Gạo - Mỹ Tho) biểu tình kéo xuống làng Thạnh Nhựt (tổng Hòa Đồng Thượng) lấy mộc của làng, tước súng của hương quản, làm cho chính quyền Gò Công càng thêm lúng túng. Tỉnh trưởng Gò Công phải mời đại diện Việt Minh đến gặp và khẩn thiết nhờ giải quyết.

Ngay trong đêm 21 tháng 8, và Ủy ban dân tộc giải phóng đã thống nhất nhận định: đã đến thời điểm Việt Minh ra công khai và buộc tỉnh trưởng từ chức, giao quyền cho Ủy ban dân tộc giải phóng. Ngày 24 tháng 8 năm 1945, một cuộc mít tinh lớn tổ chức ở thị xã theo quyết định của Ủy ban dân tộc giải phóng lâm thời Gò Công để mừng cách mạng thắng lợi và chào mừng chính quyền cách mạng của tỉnh ra mắt. Hơn 20.000 người bao gồm đủ các thành phần, từ 40 làng đổ về thị xã biến thành cuộc diễu hành rầm rộ từ các ngả kéo về sân vận động tỉnh. Trong buổi mít tinh thay mặt Ủy ban dân tộc giải phóng lâm thời tỉnh Gò Công, long trọng tuyên bố chính quyền đã thuộc về tay nhân dân, công bố 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Chính quyền cách mạng tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công được thành lập. Ngày 15-9-1945, Ủy ban Nhân dân tỉnh Gò Công đổi thành Ủy ban hành chính do làm Chủ tịch (đồng chí Nguyễn Văn Cương được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy). Đơn vị hành chính của Gò Công từ 5 tổng, 40 xã dưới thời thuộc Pháp được chia thành 4 khu và một thị xã. Cuối tháng 9 đầu tháng 10-1945, Gò Công củng cố tổ chức Đảng, Nguyễn Văn Hợp được chỉ định nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy và làm Chủ tịch Ủy ban hành chánh kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến tỉnh.

Cuối tháng 4-1947, Gò Công thành lập Mặt trận Liên Việt - Việt Minh do làm Chủ nhiệm.

Ông là một trong 2 đại biểu quốc hội khoá I (1946-1960) và khoá II (1960-1964) của khu vực Gò Công. Tên của ông được đặt cho nhiều con đường trong cả nước, nhất là khu vực Gò Công. Tại huyện Gò Công Đông còn có một ngôi trường mang tên trường THPT .

Ông nội của là ông Nguyễn Văn Chung, phụ tá đắc lực của Phó lãnh binh Tình_Đặng Khánh Tình_trong cuộc khởi nghĩa của Trương Định.

0