Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên: Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ...
Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên: Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000. Nhìn lại lịch sử đấu tranh hơn 80 năm qua (từ năm 1919 đến nay). Nhìn lại lịch sử đấu tranh hơn 80 năm qua (từ năm 1919 đến nay), cách ...
Nhìn lại lịch sử đấu tranh hơn 80 năm qua (từ năm 1919 đến nay), cách mạng Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn, phải đối đầu với nhiều kẻ thù xâm lược khác nhau vào loại hùng mạnh nhất thế giới.
Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn. Cách mạng Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhưng cũng có những tồn tại và vấp váp, trong đó về mặt chủ quan là những sai lầm trong lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng. Vì vậy, phấn đấu để khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội, đưa nước ta thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc là nhiệm vụ lịch sử trọng đại của toàn Đảng và toàn dân ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Đường lối đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng khởi xướng đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách của dân tộc.
Kiên trì, tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là yêu cầu đối với mọi người dân hiện nay.
Trải qua quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam hơn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, có thể rút ra một số bài học lịch sử quý báu sau đây :
– Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bài học xuyên suốt và là cội nguồn thắng lợi của cách mạng nước ta từ trước đến nay.
– Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế là một nhân tố quan trọng quyết định thành công của cách mạng nước ta.
– Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Luôn luôn củng cố và tăng cường mối quan hệ khăng khít giữa Đảng với nhân dân là một yêu cầu quan trọng trong nhiệm vụ đổi mới của Đảng. Để làm tốt yêu cầu này, bên cạnh việc xác định chủ trương, đường lối đúng đắn, cần thực hiện nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các cơ quan dân cử.., thực hiện đúng tinh thần mà Đại hội VI đề ra là : Xây dựng chủ nghĩa xã hội do nhân dân làm chủ. Nhà nước là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.