Nguyên nhân thắng lợi ba lần chống quân xâm lược Nguyên – Mông...
Nguyên nhân thắng lợi ba lần chống quân xâm lược Nguyên – Mông: CHƯƠNG III. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII – XIV). Trong các cuộc kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh triều đình ...
Trong các cuộc kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh triều đình cất giấu lương thảo, của cải, thực hiện “vườn không nhà trống”, tự vũ trang đánh giặc, hăng hái tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến đấu với quân triều đình, làm cho quân Nguyên lâm vào thế bị động, thiếu lương thực, phân tán lực lượng để đối phó và bị đánh bại.
Trong cả ba lần chống quân xâm lược Mông – Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân.
Quý tộc, vương hầu nhà Trần chủ động giải quyết những bất hoà trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc mà Trần Quốc Tuân là tiêu biểu. Ông là người yêu nước thiết tha, căm thù giặc cao độ, thương yêu nhân dân, quân lính hết lòng.
Trần Quốc Tuân còn là nhà lí luận quân sự tài ba. Ông là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng : Buih thưỵêu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Ông còn là tác giả của Hịch tướng sĩ. Với chức Quốc công tiết chế- Tổng chỉ huy quân đội, ông là người đã có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến, đặc biệt là các cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba.
Thắng lợi của ba lần chống quân xâm lược Mông – Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
Thắng lợi đó cũng không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng : Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư…
Cách đánh giặc đúng đắn đó là : thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù, tránh chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của giặc ; biết phát huy chỗ mạnh, lợi thế của đất nước, của quân đội và nhân dân ta, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta đã được chuẩn bị trước ; buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang yếu, từ chủ động thành bị động để tiêu diệt chúng.