Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?
Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước? Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là do: Một là, tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao. ...
Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?
Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là do: Một là, tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao.
Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là do:
Một là, tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao. Do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, yêu cầu kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. Nói cách khác, sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội hoá lực lượng sản xuất đã dẫn đến yêu cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn bộ xã hội quản lý nền sản xuất. Lực lượng sản xuất xã hội hoá ngây càng cao mâu thuẫn gay gắt với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, do đó tất yếu đòi hỏi phải có một hình thức mới của quan hệ sản xuất để lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Hình thức mới đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Hai là, sự phát triển của phân công lao dộng xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học cơ bản... đòi hỏi nhà nước tư sản phải đứng ra đảm nhiệm kinh doanh các ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn.
Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách để xoa dịu những mâu thuẫn đó như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội...
Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các nhà nước của các quốc gia tư sản dể điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế.
soanbailop6.com