Nguồn gốc ngày Tết trung thu bạn đã biết?
Nguồn gốc ngày Tết trung thu bạn đã biết Trong bài viết mới đây Thuatngu.org đã chuyển tới các bạn những thông tin về nguồn gốc và ngày Lễ Vu Lan báo hiếu mẹ cha trong đó chúng tôi có đề cập tới ý nghĩa bông hồng cài áo ngày Lễ Vu Lan từ đó ...
Nguồn gốc ngày Tết trung thu bạn đã biết
Trong bài viết mới đây Thuatngu.org đã chuyển tới các bạn những thông tin về nguồn gốc và ngày Lễ Vu Lan báo hiếu mẹ cha trong đó chúng tôi có đề cập tới ý nghĩa bông hồng cài áo ngày Lễ Vu Lan từ đó bạn đọc đã phân biệt được ý nghĩa bông hồng trắng và hồng/đỏ.
NGUỒN GỐC NGÀY TẾT TRUNG THU ĐẾN TỪ ĐÂU
Trước tiên phải nói, thật khó để có thể xác định chính xác nguồn gốc ngày Tết trung thu của chúng ta. Điều này là bất khả thi. “Lục” lại lịch sử văn hóa Thuatngu.org đã tìm được một số tài liệu.
Về căn bản, hiện chúng ta có ba truyền thuyết về Tết Trung thu gồm: Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội – Chị Hằng.
1. Nguồn gốc ngày Tết trung thu theo văn hóa Việt
Trong văn hóa Việt chúng ta hoàn toàn có thể lý giải được nguồn gốc Tết trung thu. Truyền thuyết kể rằng chị Hằng với bản tính vui tươi, yêu trẻ con và nhan sắc xinh đẹp hay xuống trần gian chơi cùng con trẻ mặc dù tiên giới ngăn cấm.
Nguồn gốc ngày Tết trung thu theo văn hóa ViệtỞ Việt Nam, truyền thuyết của chị Hằng lại gắn với chú Cuội. Chuyện kể rằng, ngày xưa có nàng tiên nữ là Hằng Nga, xinh đẹp và rất yêu trẻ con. Nàng thường xuống trần gian chơi cùng trẻ em dù tiên giới không cho phép.
Một hôm triều đình có tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” để lựa ra những chiếc bánh ngon nhất, đẹp và lạ mắt nhất sẽ được trọng thưởng. Hằng Nga biết tin đó đã xuống trần gian và may mắn gặp được anh Cuội.
Cuội là anh chàng chuyên gia nói dóc đã “xui” Hằng Nga bỏ tất cả các nguyên liệu hòa lại với nhau rồi đem nướng lên. Hằng Nga làm theo và điều kỳ lạ là chiếc bánh đó ra lò thơm phức, các em nhỏ ăn chúng đều khen rất ngon.
Hằng Nga trở về cung trăng với những chiếc bánh đó để dự thi. Trong lúc bay lên trời cuội không muốn xa Hằng Nga nên đã nắm lấy tay nàng; sức mạnh kì lạ nào đó đã kéo cả chàng cùng cây đa đầu làng lên tận cung trăng. Chiếc bánh mà Hằng Nga làm nay được gọi là “Bánh trung thu”.
2. Nguồn gốc ngày Tết trung thu theo tài liệu văn hóa Trung Quốc
Ở Trung Quốc, Tết Trung thu có từ thời Đường Huyền Tông tên thật là Đường Minh Hoàng sống ở đầu thế kỷ thứ 8.
Nguồn gốc ngày Tết trung thu theo tài liệu văn hóa Trung QuốcTruyền thuyết kể rằng sau khi dẹp An Lộc Sơn xong Đường Minh Hoàng nhớ thương Dương Quý Phi vô cùng, nối nhớ không nguôi đó được nảy sinh đúng vào đêm trăng rằm tháng tám với gió mát, trăng tròn, một vị tiên xuất hiện tình nguyện hóa phép tạo một chiếc cầu vồng đưa vua đi gặp Quý Phi. Một đầu cầu vồng chấm mặt đất, nhà vua trèo lên cầu vồng đi lên cung Quảng, nhìn thấy Quý Phi xưa trong đoàn vũ.
Cảnh gặp gỡ diễn ra không lâu, vua Đường Minh Hoàng phải trở về trần thế và rồi luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, tính tứ nên đã đặt ra một ngày Tết gọi là Tết Trung thu hay còn gọi là Tết Ngắm Trăng bởi trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu thưởng trăng giản dị mà thanh cao.
3. Nguồn gốc ngày Tết trung thu theo điển tích Hậu Nghệ và Hằng Nga
Hậu Nghệ và Hằng Nga là một cặp vợ chồng. Cả 2 là những vị thần sống trên mặt trăng bất tử – vĩnh hằng nhưng chỉ bởi lòng đố kỵ, ghen ghét của những người khác mà Hậu Nghệ đã bị vu oan, sau đó bị đày làm thường dân.
Nguồn gốc ngày Tết trung thu theo điển tích Hậu Nghệ và Hằng NgaMột ngày nọ, mười người con trai của Ngọc Hoàng bỗng dưng biến thành mười mặt trời khác nhau soi dọi xuống trái đất làm trái đất nóng lên và khô cằn. Cuộc sống trần thế có nguy cơ bị phá hủy.
Ngọc Hoàng triệu Hậu Nghệ đến hỗ trợ ngài. Hậu Nghệ đã dùng tài bắn cung của mình để bắn hạ 9 trong số 10 mặt trời đang ngày đêm tàn phá trần gian và chỉ để lại duy nhất 1 mặt trời mà thôi.
Để trả công Ngọc Hoàng bèn tặng Hậu Nghệ một viên tiên dược trường sinh bất tử và dặn rằng chàng sau thời hạn một năm mới được uống thế nhưng không lâu sau đó chính Hằng Nga lại là người tò mỏ mở ra xem và sử dụng nó. Do tác dụng của tiên dược Hằng Nga bị bay lên cung trăng, vì thương nhớ chồng nhưng nàng vẫn không thể nào xuống trần gian được.
Cả hai thương nhớ nhau, dưới trần gian Hậu Nghệ xây một lâu đài trong mặt trời và lấy tên là “Dương” trên cung trăng Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm” và cứ tới đêm trăng rằm 15/08 âm lịch hàng năm họ mới được đoàn tụ cùng nhau. Đây cũng là một trong những điển tích về nguồn gốc ngày Tết trung thu của người dân Trung Hoa.
Trên đây là 3 điển tích lý giải về nguồn gốc ngày Tết trung thu. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm những địa điểm vui chơi Trung thu được giới trẻ yêu thích tại Hà Nội, Đà Nẵng, T.P Hồ Chí Minh như một tài liệu tham khảo trước khi “ra đường” đón chị Hằng.
X5452 – Nguồn ảnh: Internet
Comments for Facebook
comments