Ngữ pháp: Unit 6 – Stand up, Lưu ý: Để câu mệnh lệnh hay yêu cầu có phần lịch sự hơn ta thêm “please” (xin/ xin vui lòng) vào trước ...
Unit 6: Stand up – Đứng lên – Ngữ pháp: Unit 6 – Stand up. Lưu ý: Để câu mệnh lệnh hay yêu cầu có phần lịch sự hơn ta thêm “please” (xin/ xin vui lòng) vào trước hoặc sau câu mệnh lệnh đó và thêm dấu (!) vào cuối câu (có hoặc không có cũng được, nếu có thì ý nghĩa của câu mang tính lịch ...
1. Câu mệnh lệnh (hay yêu cầu)
a) Câu mệnh lệnh (hay yêu cầu) ở dạng khẳng định
Câu mệnh lệnh là câu bắt đầu bằng một động từ nguyên mẫu không “to”. Ở thể khẳng định có nghĩa là hãy làm điều gì đó phụ thuộc vào động từ mà người nói sử dụng.
Động từ (V) + tân ngữ (0)/bổ ngữ (O/trạng ngữ (adv)
Chú ý: O (tân ngữ) có thể theo sau một số động từ khi cần. Trong
tiếng Anh có một số động từ không cần tân ngữ. Tùy vào ý nghĩa
của câu mà chúng ta có thể sử dụng dấu (!) để thể hiện yêu câu
với ngữ khí “nhẹ nhàng” hơn. Còn không dùng dấu (!) mang nghĩa ra lệnh với ngữ khí “rất mạnh”.
Ex: Go. Hãy đi đi.
Come in. Hãy vào đi.
Sit down! Hãy ngồi xuống!
Close your book! Hãy gấp sách của bạn lại!
V O
Open your book! Hãy mở sách của bạn ra!
V O
b) Câu mệnh lệnh (hay yêu cầu) ở dạng phủ định
Còn ở thể phủ định có nghĩa là đừng làm điều gì đó, phụ thuộc vào động từ mà người nói sử dụng.
Don’t + động từ (V) + tân ngữ (O)/bổ ngữ (O/trạng ngữ (adv)
V là động từ thường nên ta dùng trợ động từ do để chia ở thể phủ định và thêm not vào sau trợ động từ thành do not viết tắt là don’t.
Ex: Don’t go. Đừng đi.
Don’t come in. Đừng vào.
Don’t sit down. Đừng ngồi xuống.
Don’t open your book. Đừng mở sách củo bọn ra.
Lưu ý: Để câu mệnh lệnh hay yêu cầu có phần lịch sự hơn ta thêm “please” (xin/ xin vui lòng) vào trước hoặc sau câu mệnh lệnh đó và thêm dấu (!) vào cuối câu (có hoặc không có cũng được, nếu có thì ý nghĩa của câu mang tính lịch sự hơn).
Ex: Sit down, please. Vui lòng ngồi xuống.
Sit down, please! Xin vui lòng ngồi xuống!
Please open your book! Xin vui lòng mở sách của bạn ra!
Please don’t open your book. Vui lòng đừng mở sách ra.
Don’t go, please. Xin đừng đi.
2. Khi muốn xin phép một ai đó làm điều gì, chúng ta có thể sử dụng cấu trúc sau:
May I + …?
Cho tôi… không ạ?
Khi chấp thuận cho ai đó làm điều gì, chúng ta có thể sử dụng cấu trúc sau:
Yes, you can.
Vâng, bạn có thể.
Còn khi không chấp thuận cho ai đó làm điều gì, chúng ta có thể sử dụng cấu trúc sau:
No, you can’t.
Không, bạn không có thể.
Lưu ý: can’t là viết tắt của can not.
Ex: May I go out? Cho tôi ra ngoài được không ạ?
Yes, you can. Vâng, bạn có thể ra ngoài.
May I come in? Cho tôi vào được không ạ?
No, you can’t. Không, bạn không thể vào.