Ngữ pháp Unit 12 SGK tiếng anh 6 mới, Tổng hợp Ngữ pháp trong Unit 12 SGK tiếng anh 6 mới...

Unit 12: Robots – Ngữ pháp Unit 12 SGK tiếng anh 6 mới. Tổng hợp Ngữ pháp trong Unit 12 SGK tiếng anh 6 mới Can (có thể/biết) a) Cấu trúc: * Thể khẳng định (Affirmative form) s + can + V (bare form) +… Ex: He can speak English and Vietnamese. Anh ta có thể nói tiếng Anh ...

Unit 12: Robots – Ngữ pháp Unit 12 SGK tiếng anh 6 mới. Tổng hợp Ngữ pháp trong Unit 12 SGK tiếng anh 6 mới

Can (có thể/biết)

a)   Cấu trúc:

*  Thể khẳng định (Affirmative form)

s + can + V (bare form) +…

Ex: He can speak English and Vietnamese.

Anh ta có thể nói tiếng Anh và tiếng Việt.

*  Thể phủ định (Negative form)

s + cannot + V (bare form) +…

Lưu ý: cannot ta phải viết dính liền nhau, cannot viết tắt là can’t.

Ex: I can’t speak English. Tôi không thể nói tiếng Anh.

*  Thể nghi vấn (Interrogative form)

Can + s + V (bare form) +..?

Để trả lời cho câu hỏi trên, ta có thể dùng cấu trúc sau

Nếu có thể làm được yêu cầu của người hỏi, ta dùng:

Yes, s + can.

Nếu không thể làm được yêu cẩu của người hỏi:

No, s + can’t.

Ex: Can you speak Russian? Bạn có thể nói tiếng Nga không? Yes, I can. Vâng, tôi có thể nói được tiếng Nga.

No, I can’t. Không, tôi không thể nói được tiếng Nga.

–   Câu hỏi Wh- với can:

Wh- + can + s + V (bare form) +..?

What can you do? Bạn có thể làm gì?

b)    Cách dùng:

–   Dùng để diễn tả khả năng (ability) của chủ ngữ trong câu ở hiện tại.

Ex: I can swim. Tôi có thể bơi. /Tôi biết bơi.

I can communicate with foreigners.

Tôi có thể giao tiểp với người nước ngoài.

–    Dùng để diễn tả khả năng một hành động, sự việc có thể xảy ra hay không.

Ex: I think so, but I can be wrong.

Tôi nghĩ như vậy, nhưng mà tôi có thể sai.

–   Dùng để xin phép, yêu cầu giữa hai người quen thân, không khách sáo, trang trọng bằng could (quá khứ của can).

Ex: Can I borrow your car tonight?

Tối nay tôi có thể mượn xe hơi của anh được không?

 

 Could (có thể)

Could là dạng quá khứ của can.

a)    Cấu trúc:

*  Thể khẳng định (Affirmative form)

Ex:

s + could + V (bare form) +…

s (Subject) chủ ngữ trong câu có thể là I/ you/ he/ she/ it/ we/ they/ danh từ số ít/ danh từ số nhiểu/, …

Ex: He could speak English and Vietnamese.

(Anh ta có thể nói tiếng Anh và tiếng Việt).

*  Thể phủ định (Negative form)  

s + could not/ couldn’t + V (bare form) +…

Ex: I couldn’t speak Russian. (Tôi không thể nói tiếng Nga).

*  Thể nghi vấn (Interrogative form)

Could + s + V (bare form) +…?

Để trả lời cho câu hỏi trên, ta có thể dùng cấu trúc sau với 2 trường hợp:

*  Nếu có thể làm được yêu cầu của người hỏi, ta dùng:

Yes, s + could

Nếu không thể làm được yêu cẩu của người hỏi:

No, s + couldn’t.

Ex: Could you speak Japanese? (Bạn có thể nói tiếng Nhật không’?)

Yes, I could. (Vâng, tôi có thể nói được tiếng Nhật).

No, I couldn’t. (Không, tôi không thể nói được tiếng Nhật).

b)    Cách dùng:

–    Chúng ta có thể dùng could để diễn tả khả năng của chủ ngữ trong câu ở quá khứ.

Ex: I could speak Japanese when I was young.

(Khi tôi còn trẻ, tôi nói được tiếng Nhật). (Có lẽ già rồi, không dùng nữa nên quên)

c)    Mở rộng:

–    Ngoài ra could cũng có thể được dùng trong hiện tại để diễn tả khả năng một hành động hay sự việc có thể xảy ra hay không.

Ex: He could be the one who stole my money. Anh ta có thể là người đã trộm tiền của tôi.

–   could dùng để yêu cầu, xin phép một cách lịch sự, trang trọng.

Ex: Could I have more sugar, please?

Làm ơn cho tôi thèm một chút đường nữa.

–   could dùng để đưa ra một gợi ý, dùng ở hiện tại.

Ex: You could spend your vacation in Nha Trang.

Bạn có thể đi nghỉ mát ở Nha Trang.

–   could not dùng với nghĩa hiện tại có nghĩa là không thể nào (có chuyện đó xảy ra)

Ex: He could not be the one who stole your money. I know him very well. Anil ấy không thể nào là người đã trộm tiền của anh. Tôi biết anh ấy rất rõ.

 

will be able to (có thể sẽ)

a)    Cấu trúc:

*  Thể khẳng đinh (Affirmative form)

s + will be able to + V (bare form) +… s (Subject) chủ ngữ trong câu có thể là I/ you/ he/ she/ it/ we/ they/ lanh từ sô’ ít/ danh từ số nhiều/…: He will be able to speak Japanese next year.

(Anh ta có thể sẽ nói tiếng Nhật vào năm tới).

*  Thể phủ định (Negative form)

s + will not / won’t be able to + V (bare form) +…

Ex: Robots won’t be able to play football.

(Người máy sẽ không thể chơi bóng đá).

*  Thể nghi vấn (Interrogative form)

Will + s + be able to + V (bare form) +…?

Để trả lời cho câu hỏi trên, ta có thể dùng cấu trúc sau với 2 trường hợp:

*  Nếu sẽ cổ thể làm được ỵẽu cầu của người hỏi, ta dùng:

Yes, s + will

*  Nếu sẽ không thể làm được yêu cầu của người hỏi, ta dùng:

No, s + won’t.

ex: Will you be able to speak Japanese in the future?

(Bạn sẽ có thể nói tiếng Nhật trong tương lai phải không?)

Yes, I will. (Vầng, tôi sẽ có thể nói được tiếng Nhật).

No, I won’t. (Không, tôi sẽ không thể nói được tiếng Nhật).

b)    Cách dùng:

–           Chúng ta có thể dùng will be able to để diễn tả khả nảng của chủ ngữ trong câu ở tương lai.

Ix: I will be able to speak Japanese in the future

(Tôi sẽ có thể nói được tiếng Nhật trong tương lai), (hiện tại đang học tiếng Nhật, trong tương lai sẽ nói được)

0