Nghị Luận xã hội về tinh thần tự học (Bài 2)
Học là một hoạt động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khisinh ra cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với XH thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luônvận động và phát triển không ngừng .Lê nin từng nói: "Học, học nữa, họcmãi". ...
Học là một hoạt động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khisinh ra cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với XH thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luônvận động và phát triển không ngừng .Lê nin từng nói: "Học, học nữa, họcmãi". Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngàynay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vậnđộng để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính ...
Tự học có nhiều hình thức như: Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự họcngoài xã hội.... Nghe giảng trên lớp cũng cần có sự tích cực học tập.Không phải thầy ghi gì, giảng gì người học cứcắm đầu ghi chép và họcthuộc theo nội dung đã chép được. Khi nghe giảng, người học phải chonlọc những gì cần học ghi vào vở, thực hành nội dung cơ bản rồi mới ghichép. Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưarõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức, hiểu được bản chấtcủa kién thức.
Tự học ở nhà tức là phải tự học lại các kiến thức về lý thuyết đã đượchọc trên lớp vận dụng lý thuyết vào làm bài tập thực hành. Tự sưu tầmthêm các bài tập nâng cao để làm. Tự giác, tích cực đọc, nghiên cứu trướcbài mới trước khi được học, đọc sách tham khảo về các kiến thức có liênquan đến môn học, đồng thời tự nghiên cứu sáng tạo ra các cách làm bài tập, giải bài tập hay bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất và dễ hiểunhất. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụngkiến thức đó vào thực tế đời sồng. Tấm gương của bạn Phạm Văn Nghĩa là một minh chứng cho tinh thần tự học. Em đã biết vận dụng những điều đãhọc từ nhà trường để thụ phấn cho cây, tạo ra ròng rọc kéo nước từ giếngsâu. Sự sáng tạo trong học tập của em đã gúp cho cây trồng nhà mình cónăng suất cao, gúp mẹ em vơi bớt được phần nào nỗi nhọc nhằn vất vả.Chính vì vậy Phạm Văn Nghĩa đã được thành doàn thành phố Hồ ChíMinh phát động phong trào học tập tấm gương Phạm Văn Nghĩa.
Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này .Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu íchhơn trong cuộcsống . Không những thế tự học còn giúp con người trở nênnăng động , sáng tạo , không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác . Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.Tự học là một công việc gian khổ , đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì.Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thứccủa mình .Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà khôngai có thể học hộ , học giúp . Bù lại , phần thưởng của tự học thật xứngđáng : đó là niềm vui , niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức.Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vàolịch sử .Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng ,nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cảdân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc . Macxim Gorki với cả một thờithơ ấu gian khổ ,không được đi học , bằng tinh thần tự học ông đã trởthành đại văn hào Nga .Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa : LêQuí Đôn ,Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền …Nhờ tự học đã trở thành bậc hiềntài , làm rạng danh cho gia đình quê hương xứ sở .Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân mỗi chúng ta phảixây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê , hamhọc, ham hiểu biết , giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phụctri thức .Từ đó bản thân mỗi con người cần chủ động , tích cực, sáng tạo ,độc lập trong học tập . Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươntới những ước mơ, hoài bão của mình .
Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học,em càng cố gắng vàquyết tâm học tập hơn .Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất đểhoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực . Có lẽ bởi vậy màLê-nin đã từng đặt ra một phương châm : “Học , học nữa , học mãi”.