28/05/2017, 21:12

Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu

Đề bài: Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu Bàn về thói hư tất xấu của học sinh thời nay phải có cái nhìn thật sự khách quan từ nhiều góc độ (khía cạnh) khác nhau thì mới đánh giá đúng bản chất của hiện tượng ấy được: – Về phía gia đình:Hầu hết những học sinh bị nhiễm thói hư tật xấu đều ...

Đề bài: Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu Bàn về thói hư tất xấu của học sinh thời nay phải có cái nhìn thật sự khách quan từ nhiều góc độ (khía cạnh) khác nhau thì mới đánh giá đúng bản chất của hiện tượng ấy được: – Về phía gia đình:Hầu hết những học sinh bị nhiễm thói hư tật xấu đều thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình đối với việc học hành và sinh hoạt đời thường của con em mình với nhiều lý do khác nhau:Cha mẹ phải tần tảo với kế sinh nhai, áp lực công ...

Đề bài:

Bàn về thói hư tất xấu của học sinh thời nay phải có cái nhìn thật sự khách quan từ nhiều góc độ (khía cạnh) khác nhau thì mới đánh giá đúng bản chất của hiện tượng ấy được:

– Về phía gia đình:Hầu hết những học sinh bị nhiễm thói hư tật xấu đều thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình đối với việc học hành và sinh hoạt đời thường của con em mình với nhiều lý do khác nhau:Cha mẹ phải tần tảo với kế sinh nhai, áp lực công việc của cơ chế thị trường,không còn thời gian giành cho con cái,cũng có những gia đình thì nuông chiều con quá mức muốn gì cũng được đáp ứng,hạnh phúc gia đình tan vỡ cũng là nguyên nhân đưa các em tìm đến những tệ nạn không tốt đối với tuổi học sinh.

– Về phía nhà trường:Với khẩu hiệu hành động "Trường học thân thiện,học sinh tích cực",với chủ trương cải cách giáo dục,với luật giáo dục phải tôn trọng cam kết của Việt nam với công ước quốc tế về quyền trẻ em thì kỷ luật trường học hiện nay chưa có những biện pháp đủ mạnh để răn đe số học sinh cá biệt có điểm hạnh kiểm kém,thời lượng trong giáo trình giảng dạy môn đạo đức (giáo dục công dân) cho học sinh các cấp quá ít,thiếu đi những bài học đạo đức mang giá trị truyền thống gia đình và dân tộc,nhà trường chỉ có quyền hạn quản lý,giáo dục học sinh trong phạm vi trường học.Một điều đau lòng hơn nữa đã có không ít những bậc làm thầy lại có những việc làm (lạm dụng tình dục học sinh) và hành động (đành chửi,phạt làm những việc phi lý,…) vi phạm đạo đức xã hội là tấm gương xầu trước mặt học sinh.

– Về phía xã hội: Chưa có nhiều sân chơi lành mạnh,bổ ích thiết thực cho lứa tuổi học sinh (nhất là ở những vùng nông thôn),thời buổi công nghệ thông tin phát triển mạnh,cửa hàng Internet mọc lên như nấm là những địa chỉ đen cho học sinh tiếp cận với games (và phim ảnh) bạo lực,đồi trụy hàng ngày ảnh hưởng xấu đến nhân cách và việc học hành của học sinh,ngay chính trong một số gia đình bố,mẹ lại là những tấm gương xấu cho các em học theo,mặt trái của cơ chế thị trường cũng có những tác động không nhỏ tới đạo đức học đường,khiến các em cứ mãi tự ngụp lặn,vẫy vùng trong sự suy đồi của đạo đức xã hội và sẽ klhông có lối ra nếu như gia đình,nhà trường và xã hội không dang rộng vòng tay đón nhận các em trở về với cuộc sống đời thường vốn có thuộc về các em:lứa tuổi học sinh,chủ nhân tương lai của đất nước.

Vài lời chia sẻ cùng bạn. Chào thân ái.

Nguồn Edufly

Từ khóa tìm kiếm

Tags:,

0