13/01/2018, 16:39

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Hợp quần gây sức mạnh – Văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Hợp quần gây sức mạnh – Văn hay lớp 12 Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Hợp quần gây sức mạnh – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Đồng Tháp Bà tôi thường chỉ đàn kiến ở hiên nhà mà bảo chúng tôi rằng: Con kiến bé nhỏ thế nhưng nó tồn ...

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Hợp quần gây sức mạnh – Văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Hợp quần gây sức mạnh  – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Đồng Tháp

Bà tôi thường chỉ đàn kiến ở hiên nhà mà bảo chúng tôi rằng: Con kiến bé nhỏ thế nhưng nó tồn tại được bởi vì nó có đàn, giống như ong sông theo bầy vậy “hợp quần làm nên. sức mạnh” cháu ạ. Câu tục ngữ mà bà thường nhắc đi nhắc lại ấy, qua cuộc sống, qua lịch sử, qua văn học và cả khoa học chúng ta thấy càng thấm thìa.

Dân gian xưa thích nói thành vần, thành vè ngắn gọn, cô đọng mà dễ nhớ. Do đó, câu tục ngữ “hợp quần gây sức mạnh”,thật sự không có gì rắc rối về mặt ngữ nghĩa. “Hợp quần” tức là hợp những cá thể thành một tập thể, thiểu số thành đa số để tạo nên sức mạnh vượt qua trở ngại chông lại những thê' lực đối kháng. Đất nước Việt Nam vốn đã nhỏ bé, con người Việt Nam cũng nhỏ bé, dân tộc Việt Nam tồn tại được hàng nghìn năm, gây dựng được nền văn hiến và văn hóa chính nhờ ở sự đoàn kết “hợp quận”. Yếu tố kết hợp, chung sức để cùng tồn tại của dân tộc Việt Nam trở thành một yếu tố quan trọng và cơ bản trong văn học cũng như trong thực tế.

Câu tục ngữ “Hợp quần nền sức mạnh”không tồn tại đơn lẻ với một ý nghĩa độc quyền mà là một bộ phận trong cả một mảng văn hóa dân gian nói về đoàn kết và được chứng minh hỗ trợ ý nghĩa bằng chính sức mạnh những bộ phận khác trong mảng văn hóa đó. Một học sinh lớp hai cũng đã quen thuộc với câu chuyện dân gian “Bó đũa”.Trong câu chuyện, người cha đã cho các con mình một bài học quý giá nhất đã làm hành trang cho cuộc đời, đó chính là sự đoàn kết, đồng lòng, yêu thương nhau để chông lại mọi khó khăn. Qua việc bảo từng người con bẻ từng cây đũa và bẻ cả bó đũa, người cha muôn khuyên các con: Một cá thể nhỏ nhoi không thể tồn tại, không thể chông chọi lại với muôn vàn khó khăn đa dạng của cuộc sống, chỉ có nương tựa vào nhau như đũa hợp thành bó, con người mới tồn tại được, phát triển được. Nếu cá thể chối bỏ sự liên kết với cộng đồng, cụ thể và nhỏ bé nhất là với gia đình tế bào của xã hội – sẽ bị bẻ gãy bởi gọng kìm của trỏ' ngại trong cuộc sống  như từng cây đũa mảnh mai đã bị bẻ gãy một cách dễ dàng. Đó cũng chính là lời khuyên của ông cha ta dành cho con cháu sau này vậy.

Không chỉ có trong các câu chuyện dân gian, ca dao tục ngữ Việt Nam cũng đề cập rất nhiều đến vấn đề này: có một câu ca dao mà hầu như người Việt Nam nào cũng thuộc nằm lòng:

“Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Cách sắp xếp từ ngữ không có vẻ như một câu đôi ở dạng lục bát, câu ca dao ấy lại giản dị như một lời nói. Từng cặp từ nối với nhau “một” “ba”, “chẳng nên”, “nên”, “non”, “hòn núi cao” càng nêu bật ưu thế ý nghĩa của câu bát. Vật thể trong câu lục mới lẻ loi, bất lực làm sao trong khi tả một khôi thể ở câu bát vững chãi, chắc nịch và tạo nên một hình thể hùng vĩ của núi non. Chẳng qua đây là cách nói ẩn dụ để ông cha ta nhắn nhủ chính con người. Một con người như thể một cây đơn lẻ, không thể làm nên được những chuyện lớn, không có sức mạnh đáng kể.

“Ba” cũng là một cách nói tượng trưng, ẩn dụ để chỉ cả một cộng đồng, một lực lượng con người đồng lòng đồng sức, gắn bó chặt chẽ để làm nên nghiệp lớn. Ngoài ra, còn nhiều câu tục ngữ dưới dạng Hán Việt trúc trắc như “đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”,và không chỉ có tục ngữ trong nước mà ngay cả trong văn học nước ngoài cũng lưu truyền những câu mang ý nghĩa tương tự: “Một con én không làm nên mùa xuân”, “Tích nước đầy hồ”…Như vậy, trong văn học câu tục ngữ “hạp quần nên sức mạnh”hoàn toàn được ủng hộ và làm sáng tỏ ý nghĩa.

Nói như thế, không phải là phủ nhận tính thực tiễn của câu tục ngữ ấy, mà ngược lại sự đúng đắn tính chân xác của nó còn bao trùm lên cuộc sống, lên lịch sử, trong hòa bình cũng như chiến tranh.

Từ ngàn xưa, các bô lão đã đồng lòng, đồng tâm với Trần Hưng Đạo trong hội nghị Diên Hồng nổi tiếng để chống lại quân Nguyên Mông. Hàng trăm, hàng ngàn thanh niên Đại Việt đã thích lên cánh tay lời thề “sát thát”. Già, trẻ, lớn, bé cùng sục sôi căm thù quân phương bắc bạo tàn thể hiện lòng yêu quê hương đất nước. Chính vì vậy, lịch sử Việt Nam đã có những trang vàng khắc sâu chiến thắng oanh liệt tất yếu của toàn dân.

Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, khi Hồ Chủ tịch đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chẳng phải người hiểu rõ: “Hợp quẩn nên sức mạnh”đó sao! Ngày thực dân xâm chiếm nước ta, từng phong trào riêng lẻ của các sĩ phu yêu nước Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám… nổi lên chống giặc không kể đến hướng đi sai lệch, chỉ nhìn vào lực lượng phân tán ủng hộ cho từng cuộc kháng chiến ấy đã hiểu rằng không thể thành công được. Đến khi Người tìm ra con đường cứu nước và nếu không có đồng lòng, đoàn kết của toàn dân Việt Nam, mọi lứa tuổi, mọi thành phần xã hội, Cách mạng Việt Nam đâu thể thành công? Lịch sử bao đời nay đã chứng minh rằng: Một người vĩ đại chỉ trở thành lãnh tụ khi có quần chúng ủng hộ, chỉ làm nên sức mạnh khi có sức mạnh toàn dân.

Trong cuộc sống hiện nay, trong từng đơn vị cấu trúc nhỏ của xã hội, trong từng mối quan hệ giữa người với người: gia đình, trường lớp, giai cấp, dân tộc… Tình đoàn kết là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sức mạnh tinh thần – sức mạnh vô giá không có vật chất quý giá nào có thể đổi được. Dân tộc nào càng đoàn kết, dân tộc ấy càng vững mạnh và chắc chắn sẽ phát triển. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến mục đích của sự “hợp quần” để “tạo nên sức mạnh”. Sử dụng “sức mạnh” ấy vào việc tốt hay xấu sẽ quyết định tính tích cực hay tiêu cực. Trong nhiều trường hợp, cũng cần nhấn mạnh thêm rằng “hợp quần” phải là tập hợp của những cá thể có cùng một lí tưởng cùng một mục đích, cùng một quyết tâm mới tạo nên được sức mạnh tuyệt đối để vượt qua mọi khó khăn.

Sau khi khảo sát cả văn học lẫn thực tế cuộc sống, không thể bác bỏ được tính chính xác của lời dạy dân gian: sống phải đoàn kết, đó là yếu tố căn bản cho sự tồn tại của con người nói riêng cũng như sinh vật nói chung.

Vừa giản dị, vừa sâu sắc, câu tục ngữ ấy quả thật là một châm ngôn cho mỗi con người, cho mỗi công dân, mỗi cộng đồng. Do đó, những người chủ của tương lai đất nước, những con người trẻ tuổi, đặc biệt là học sinh cần hiểu sâu sắc ý nghĩa của lời dạy này để thực' hiện trong mỗi trường hợp nhất là ở gia đình, trường lớp cho đến trong cộng đồng dân tộc, cộng đồng người. Thế giới đang tiến lên, các dân tộc đang cùng nhìn về một phía, vẫn cần những lời dạy dân gian như lời dạy trên “hợp quần nên sức mạnh”.

Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Hợp quần gây sức mạnh  – Bài làm số 2

Rừng núi dang tay nối lại biển xa, ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà…”

Khúc nhạc anh hùng, mạnh mẽ ngân vang, gieo vào lòng em những hân hoan, rộn rã. Em chợt nhận ra trái tim mình đang chan chứa niềm tin vào tình đoàn kết:

“Hợp quần gây sức mạnh”

Câu tục ngữ đẹp như một bông hoa nảy nở trên môi trường lao động năm xưa. Trải qua bao thế hệ, bao tháng năm, ý nghĩa câu tục ngữ càng thêm sắc tỏa hương chứa đựng nhiều điều đẹp đẽ.

“Hợp quần gây sức mạnh” – câu tục ngữ chỉ có năm từ mà ý nghĩa vô cùng sâu sắc đó. Đó là lời khẳng định mạnh mẽ, chắc chắn của nhân dân Việt Nam về tác dụng và giá trị của tình đoàn kết. Sự quần tụ gắn bó giữa nhiều người sẽ biến sự yếu đuối, cô thế của mỗi cá nhân thành sức mạnh vô biên của cả cộng đồng. Tại sao sức mạnh lại nảy sinh từ sự đoàn kết? Đó là vì tình đoàn kết góp nhiều sức lực, nhiều khối óc, nhiều bàn tay làm thành một khối óc, một sức mạnh duy nhất, sức mạnh ấy lớn hơn rất nhiều lần sức mạnh của mỗi cá nhân. Sức mạnh ấy như con thuyền vững chãi, sẵn sàng lướt qua những giông tố, những bão táp thử thách trong cuộc sống.

Thật vậy, trái qua bao thăng trầm lịch sử, bao trở ngại chông gai, người Việt Nam vẫn chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược, vẫn xây dựng cho mình một đất nước ngày càng “to đẹp hơn, đàng hoàng hơn ” từ nền tảng của tình dân tộc, nương tựa lẫn nhau.

Làm sao ta có thể quên được sự gắn bó, đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống giặc Minh mà bài cáo Bình Ngô, áng “thiên cổ hùng văn” bất hủ đã nêu rõ:

“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phất phới

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”.

(Nguyễn Trãi)

Ngọn cờ đại nghĩa phất phới tung bày, chén rượu thề hòa nước sông cũng hóa ngọt ngào vì từ “thân sĩ” đến “nhân dân”, ai ai cũng góp sức chung lưng đánh tan quân Minh xâm lược. Với tinh thần đoàn kết, gắn bó sâu sắc ấy, dân tộc ta đã đẩy lùi bước chân xâm lược tàn bạo của giặc Minh cũng như bao kẻ thù hùng mạnh, từ thuở Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh quân Mông Nguyên tàn bạo… Có thể nói, những chiến thắng vẻ vang nghìn đời lưu danh sử sách ấy sẽ không thể nào có được nếu nhân dân ta không đồng lòng đánh đuổi giặc ngoại xâm. Như một làn sóng diệu kỳ, tinh thần đoàn kểt lại trỗi dậy mãnh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. Bác Hồ kính yêu đã từng nói:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công thành công, đại thành công”.

Lời khẳng định của Bác thậl kiên quyết. Sự đoàn kết, gắn bó càng chặt chẽ, sự thành công càng lo lớn, vẻ vang. Giá trị của tinh thần đoàn kết có thể ví như núi cao, như biển rộng, không có sức mạnh nào kỳ diệu hơn! Thực tế lịch sử đã viết lên những dòng minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Khi kẻ thù nổ súng tàn phá quê hượng, từ cụ già đến trẻ em, ai ai cũng sôi sục hờn căm và một lòng chống trả. Cậu bé Lê Văn Tám đã biến mình thành bó đuốc đốt kho xăng Pháp, cậu bé Kim Đồng đi giao liên rồi những anh bộ đội đi hành quân “điệp điệp trùng trùng'”, người mẹ trẻ Út Tịch quyết tâm: còn cái lai quần cũng đánh…” và nhiều, nhiều lắm. Ta thắng Pháp, rồi thắng Mỹ vẻ vang là nhờ tinh thần đoàn kết, gắn bó thắm thiết của những người con đất Việt yêu quê hương, yêu dân tộc mình. Tinh đoàn kết đã làm nên sự sống vĩ đại cuốn trôi bao kẻ thù xâm lược, xâm lấn nước Việt mến yêu. Sức mạnh của cả dàn tộc quả thật đã bắt nguồn từ tinh thần đoàn kết.

Nếu trong chiến đấu, tinh đoàn kết tạo nên những chiến thắng vẻ vang thì trong lao động, sự gắn bó góp sức chung lưng đã và đang tạo nên nhiều thành quả lớn. Ngày xưa, những người nông dân đã nô nức:

Rủ nhau đi cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng thì cạn, dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.

Cả gia đình từ vợ, từ chổng đến cả con trâu. Tất cả đều cần cù trên đồng ruộng, luống cày. Sức vợ, sức chồng, sức con trâu bừa tạo nên một sức mạnh to lớn, sức mạnh ấy đã phủ lúa xanh đồng, phủ khoai xanh rẫy, biến buổi “khó nhọc” thành ngày “phong lưu”. Tác dụng của sự gắn bó cùng nhau góp sức trên ruộng cày mới to lớn và đẹp làm sao! Ngày nay từ miền thượng đến dải trung du, đến đồng bằng, miền biển, nhân dân ta đang chung tay góp sức xây dựng bao công trình to lớn. Nhìn một thác nước cuồn cuộn tuôn chảy, ta không thể nào tin tưởng vào sức lực của một cá nhân có thể ngăn thác, đắp sông. Thế mà, nhiều khối óc, nhiều bàn tay đã hợp lại, ngăn thác xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình, Trị An., góp phần làm quê hương đẹp giàu. Những nhà máy, những cánh đồng, những nương rẫy, tất cả đều được tạo nên từ nền tảng của tình đoàn kết, gắn bó của những con người lao động cần cù.

“Bài ca cây lúa” có câu: “Những chàng trai đang lái máy cày và bao cô gái đang  ngồi máy kéo… ”

Những chàng trai, những cô gái, nhiều đôi tay khéo léo, chăm chỉ đang tạo nên sức mạnh kỳ diệu của tinh thần tập thể gây dựng cánh đồng quê hương ngày thêm trù phú, tốt tươi. Quả thật, tinh thần đoàn kết trong lao động đã tạo nên sức mạnh vô cùng lớn lao!

Tinh thần đoàn kết trong lao động và trong chiến đấu là tinh thần bắt nguồn từ những công việc đòi hỏi sự góp sức của nhiều cá nhân trong cuộc sống hằng ngày. Dân gian thường khuyên nhủ nhau:

“Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại nên hòn nùi cao”.

“Một cây” lẻ loi, đơn độc chẳng làm nên điều gì to lớn. Thế mà khi “hai cây chụm lại” thì mỗi cây đơn lẻ trong “ba cây ấy” đã góp sức mạnh tạo nên “hòn núi cao”. “Hòn núi cao” chính là kết quả, là sự mạnh mẽ, lớn lao nảy sinh từ tình cảm gắn bó, chung lưng góp sức.

Bác Hồ cũng viết bài thơ:

“Hòn đá to,

Hòn đá nặng

Một  người nhấc

Nhấc không đặng

Hòn đá nặng,

Hòn đá to

Nhiều người nhấc

nhấc lên đặng. ”

Rõ ràng, khi nhiều đôi tay cùng góp sức thì hòn đá dù nặng, dù to đến mức nào cũng đều nhường sức mạnh cho sự đoàn kết của nhiều nsười. “Hòn đá to,hòn đá nặng” hay khó khăn, thử thách to lớn, tất cả đều bị khuất phục bởi tinh thần đoàn kết.

Giá trị của câu tục ngữ “Hợp quần gây sức mạnh” không những đúng trong ngày hôm qua mà còn tỏa sáng đến ngày hôm nay. Dân tộc ta, con người Việt Nam la không ngừng đoàn kết để xây dựng quê hương đất nước.

Bài học về sức mạnh to lớn của tinh thần đoàn kết đã giúp em sống tốt hơn với bạn bè, với người dân trong một nước. Đoàn kết, đó là sức mạnh to lớn vô cùng!

Hồng Loan tổng hợp

Bài viết liên quan

  • Tả cảnh khu vườn vào buổi sáng đẹp trời – Văn hay lớp 6
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời – Văn hay lớp 12
  • Giải thích câu tục ngữ “Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết” – Văn hay lớp 7
  • Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết – Văn hay lớp 12
  • Làm sáng tỏ ý thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả, Có sức …” – Văn hay lớp 8
  • Phân tích tác phẩm Đại cáo bình Ngô – Văn hay lớp 10
  • Nghị luận xã hội về sức mạnh riêng của văn chương – Văn hay lớp 12
  • Tả hình ảnh cây đào vào dịp Tết – Văn hay lớp 6

van vinh thang

0 chủ đề

23876 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0