Nghị luận xã hội về câu nói: Sự học không có quê hương nhưng người học có học vấn phải tổ quốc – Văn mẫu lớp 12
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự học không có quê hương nhưng người học có học vấn phải tổ quốc – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về câu nói: Sự học không có quê hương nhưng người học có học vấn phải tổ quốc – Bài số 1 “Quê hương là gì hả mẹ; Mà cô giáo dạy phải yêu". Trong ...
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự học không có quê hương nhưng người học có học vấn phải tổ quốc – Văn mẫu lớp 12
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự học không có quê hương nhưng người học có học vấn phải tổ quốc – Bài số 1
“Quê hương là gì hả mẹ; Mà cô giáo dạy phải yêu". Trong “Bài học đầu cho con”, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã hình tượng hoá quê hương – Tổ quốc qua lời cô giáo dạy học trò bằng những điều giản dị: là chùm khế ngọt; là cầu tre nhỏ; là hương cau rụng trắng ngoài thềm,…
“Quê hương là gì hả mẹ; Mà cô giáo dạy phải yêu". Trong “Bài học đầu cho con”, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã hình tượng hoá quê hương – Tổ quốc qua lời cô giáo dạy học trò bằng những điều giản dị: là chùm khế ngọt; là cầu tre nhỏ; là hương cau rụng trắng ngoài thềm,… để rồi kết lại cũng bằng điều giản dị Quê hương nếu ai không nhớ; Sẽ không lớn nổi thành người. Thi phẩm ấy được Giáp Văn Thạch phổ nhạc và cũng đặt tựa đẻ giản dị mà thiêng liêng vô cùng bằng hai tiếng: “Quê hương". Thơ và nhạc đã dìu nhau cất cánh và lọng vào tâm khảm của từng trái tim con người Việt Nam từ khi nó ra đời ho đến tận hôm nay và chắc chắn nó trường tồn cùng năm tháng. Đó cũng chính là điều mà nhà bác học L. Pasteur nói: “Học vấn không có quê hương, thưng người học phải có Tổ quốc”. Học vấn không có quê hương, có nghĩa là không có biên giới, không giới hạn đối tượng. Kiến thức nhân loại lan toả đến những ai có khát vọng học tập, có khát vọng truyền bá để những điều tốt đẹp đến với mọi người. Trong lịch sử nhân loại, có biết bao luồng tri thức được truyền đi mà đầu tiên phải kể đến là những học thuyết thời cổ đại của Phật học, của Thiên Chúa giáo, của Nho học, Đạo học (Lão – Trang),… để ngày nay trở thành di sản chung của nhân loại.
Bên cạnh những tri thức thuộc loại bồi dường tâm hồn, tư tưởng, ta đã từng chứng kiến những thời kì lan toả của tri thức khoa học thực nghiệm như: hoá học, vật lí, sinh học,…; trừu tượng như toán học,… Khát vọng chiếm lĩnh tri thức làm giàu có cho tâm hồn, trí tuệ mình và dân tộc, Tổ quốc minh đã mở ra những phong trào du học diễn ra khắp thế giới từ xưa đến nay: Trần Huyền Trang thời Đường đã vâng lệnh triều đình sang Ấn Độ (Tây Trúc) thỉnh kinh, nhằm giáo hoá dân tộc Trung Hoa noi theo gương sáng từ bi của Phật; Phong trào Đông Du của Việt Nam từng diễn ra ở cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX do chí sĩ Phan Bội Châu đề xướng với mục đích khai hoá dân tộc khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu và thoát khỏi bóng đêm của chủ nghĩa thực dân Pháp bao trùm xã hội Việt Nam ngày ấy. Thời đại Hồ Chí Minh đã chứng kiến những nhản tài kiệt xuất sau khi trang bị kiến thức vừng vàng, đã từ bó vinh hoa phú quý ở hải ngoại, sẵn sàng về phục vụ quê hương – Tổ quốc trong công cuộc cùng với Hồ Chí Minh giải phóng dân tộc. Đó là những nhân cách cao đẹp; những kiến thức khoa học thuộc hàng ưu tú nhất một thời như: Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngữ, Phạm Ngọc Thạch; Nguyễn Văn Thủ, Kha Vạn Cân,…
Ngày nay, có biết bao thanh niên du học và trở về phục vụ cho công cuộc hiện đại hoá đất nước. Qua những sự kiện trên đã chứng minh hùng hồn cho một phần câu nói cùa L.Pasteur: Học vấn không có quê hương.
Tuy học vấn không có quê hương; nhưng “người học phải có Tổ quốc”. Tổ quốc là danh từ trừu tượng nhằm muốn nói đến nơi mình sinh ra, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi cha mẹ, ông bà, Tổ tiên ta sống từ đời này qua đời khác. Người có học không có nghĩa là giới hạm ở những người được đến trường, mà theo cách hiểu rộng “Con đi trường học, mẹ đi trường đời” trong câu hát dân gian. Tóm lại, đó là những người có kiến thức, có ý thức tôi luyện bản thân và hướng về quê hương – Tổ quôc – dân tộc. Những hình ảnh về Tổ quốc rất giản dị mà thiêng liêng đến lạ: đó có khi là một dòng sông xanh biếc “Nước gương trong soi bóng những hàng tre” mà khi đi xa Tế Hanh đã nhớ đến quặn lòng; là cầu tre nhỏ, là hương cau rụng trắng ngoài thềm trong tâm cảm của Đỗ Trung Quân; là con đường đưa anh đến trường; là núi Bút, non Nghiên gợi đến tinh thần hiếu học của cậu trò trong ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm; là cánh đồng quê và trời chiều trong tâm tưởng yêu thương muôn đời của mỗi con người Việt Nam,… Như vậy, Tổ quốc là nơi ta gởi những yêu thương nhung nhớ khi ta đi xa; khi nơi ấy tươi sáng, người người ấm no làm ta vui sướng; nơi ấy tiêu điều xơ xác làm ta nhói lòng. Nguyễn Đình Thi nhói lòng, thốt, lên đau đớn khi hình ảnh quê hương bị tàn phá: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu; Dây thép gai đâm nát trời chiều”. Hoàng cầm nức nở, cụ thể hoá nỗi đau quê hương tiêu điều ấy bằng hình ánh: “Nghe xót xa nhh rụng bàn tay”. Và cao hơn nữa “Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ”. Khi dân tộc li tán; đau thương, Trưng nữ vương gác nỗi đau riêng làm cho “Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa; Giáp vàng khăn trà, lạnh đầu voi”.
Nguyễn Trãi gạt nước từ biệt cha chốn quan san về dâng “Bình Ngô sách” và mười năm ròng rã bên Lê Lợi “nằm gai nếm mật" nuôi chí đánh đuổi giặc Minh; Trần Quang Khải và Trần Hưng Đạo đứng trước vận nước ngả nghiêng, đã dẹp bỏ sự tị hiềm của gia đình cùng đứng bên nhau đánh đuổi giặc Nguyên. Trần Bình Trọng với câu nói đanh thép “Ta thà Làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc” Nguyễn Đình Chiểu đã dùng ngòi bút kiên định của mình “chở đạo – đâm gian”; Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và biết bao sĩ phu, chí sĩ, chiến sĩ đã dòng sở học của mình suốt đời vì sự hưng thịnh của đất nước và dân tộc.
Chứng kiến dân tộc chìm trong bể máu của chủ nghĩa thực dân; chứng kiến cảnh “nhà tù nhiều hơn trường học” trên đất nước mình, người con xứ nghệ Nguyễn Sinh Cung cũng chính là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quô'c, Hồ Chí Minh đã hi sinh cả tuổi thanh xuân của đời mình quyết ra đi tìm kế sách giải phóng dân tộc là một minh chứng tuyệt vời bậc nhất của Việt Nam về tinh thần “người học cần có Tổ quốc”. Sờ học, tư tưởng và tấm lòng, nhân cách Hồ Chí Minh mãi mãi là điểm son tươi sáng trong lịch sử dân tộc Việt Xam về tình yêu dân tộc và Tổ quốc.
Ngày nay, sống trong một thời đại hoà bình và tận hưởng những vinh quang của tri thức nhân loại thời mở cửa, thời của toàn cầu hoá, thời của sự toả sáng về công nghệ thông tin,… mỗi chúng ta có rất nhiều điều kiện học tập, trau dồi tri thức. Khi vững vàng về tri thức, người ta dễ phân biệt được đúng sai và chắc chắn mồi chúng ta đều hiểu giá trị thiêng liêng của Tổ quốc và niềm tự hào dân tộc. Lần giở những trang sử xưa, ta càng thêm tự hào tổ quốc nên ta nâng niu trân trọng quê hương đất nước như thế nào cũng là cách giúp ta tự nhắc nhở mình sống và làm việc vì quê hương, đất nước. Và không ai có thể phủ nhận “Trong anh và em hôm nay; Đều có một phần Đất Nước” như cách nói của Nguyễn Khoa Điềm.
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự học không có quê hương nhưng người học có học vấn phải tổ quốc – Bài số 2
Năm tháng học trò rồi cũng qua đi nhưng trong tim tôi vẫn lưu giữ những hình ảnh về một người thầy đặc biệt. Thầy có thể vẽ bản đồ Việt Nam trong chớp mắt, cứ như dáng hình cong cong ấy đă in sâu vào tâm khảm. Thầy dạy chúng tôi phải viết hoa danh từ Tố quốc, và cũng chính thầy đã nhắc nhớ chúng tôi một câu nói noi tiếng của Lui Pasteur: “Học vấn không có quê hương nhưng người có học vấn phải có Tổ quốc”.
Thầy tôi nhắc lại câu ấy với một nỗi niềm đau đáu khôn nguôi, dường như trong câu nói có cả nỗi lòng của người thiết tha yêu Tổ quốc. Và, đúng như thầy giáo nói, nó chứa đựng những triết lí sâu sắc mà đi cả cuộc đời có người chưa thấu hiểu. “Học vấn không có quê hương” ý nói bể học vô bờ, người ta có thể trau dồi kiến thức ở bất cứ nơi đâu. Liên từ “nhưng” như một đòn bẩy ngôn từ, sức nặng câu chữ được dồn vào triết lí nhân sinh sâu sắc: “người có học vấn phải có Tổ quốc”. “Tổ quốc” – hai từ giản dị mà biết mấy thiêng liêng. Nó gợi dòng hoài niệm trong tim người xa xứ và gợi cả niềm tự hào nơi những người đang sống trên xứ sở mình. Tổ quốc là nguồn cội, tổ tiên, là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, nơi có gia đình, xóm làng, bè bạn, có khoảng trời kỉ niệm ấu thơ. Tổ quốc không chỉ là vùng đất, nó là không gian gắn với những giá trị thiêng liêng của cuộc đời người. Mệnh đề “người có học vấn phải có Tổ quốc” không chí nêu lên một chân lí chung: bất cứ ai sinh ra đều có một khoảng trời quê hương, mà còn là lời răn dạy, nhắn nhủ: Những người am hiểu đạo lí thì dù đi đến đâu cũng phải nhớ về Tổ quốc. Đó là tình cảm nhân văn cao đẹp thẳm sâu trong trái tim con người, đặc biệt là những người xa xứ.
Hơn thế, nó còn là thước đo nhân tính, đúng như lời thơ Đỗ Trung Quân:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nêu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Tổ quốc là điểm tựa để người ta bay cao bay xa trên bầu trơi tri thức. Đồng thời, mẹ Tổ quốc luôn đón chào những đứa con xa trở về với khát vọng dựng xây. Như vậy, tình yêu Tổ quốc là tình cảm gắn bó hai chiều giữa con người và xứ sở. Câu nói của Lui Pasteur là hoàn toàn đúng đắn bởi nó dựa trên cơ sở của lòng người mà gửi gắm một bài học về cách sống: sống ở trên đời không ai có thể quên Tổ quốc.
Ta đã hiểu ý nghĩa câu nói của nhà bác học người Pháp, nhưng vấn đề là làm sao để bày tỏ tình yêu đất nước? Có phải yêu đất nước là phải tham gia những dự án vĩ mô, những kế hoạch bạc tỉ để làm thay đổi bộ mặt của quê hương mình? Tôi nghĩ, lòng yêu nước có thể gắn với những biểu hiện giản dị hơn thế.
Tôi có một người anh công tác xa nhà. Trên blog của mình, anh viết: “Lại một Giáng sinh trắng trôi qua. Vào những ngày cuối năm của xứ sở Bắc Âu, sao mình thấy nhớ ngày Tết quê hương với miếng bánh chưng mặn mà tình nghĩa xóm làng, với làn mưa xuân man mác, dịu êm…”. Yêu quê hương là luôn nhớ về quê hương, và những dòng tâm tình ấy chất chứa tình cảm của người con xa Tổ quốc.
Yêu quê hương còn là tình yêu và ý thức giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của đất nước. Như Vũ Đình Liên từng bâng khuâng tiếc nuối cho “Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bây giờ? ”, như nhân vật bà Hiền – “một người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội không pha trộn” trong văn Nguyễn Khải, họ là những người được giáo dục để cảm nhận những vẻ đẹp cổ truyền, những thuần phong mĩ tục của kinh đô ngàn năm. Vì thế, họ trở thành cây cầu nối hai bờ lịch sử: hiện tại và quá khứ, nét hiện đại mới mẻ và những giá trị của ngàn xưa.
“Sunflower Mission” – có lẽ trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kì, không ai không biết tới tổ chức từ thiện do những người Việt lập ra.
Cho đến nay, hơn ba mươi ngôi trường được xây dụng ở đồng bằng sông Cửu Long, gần sáu trăm suất học bổng được trao cho trẻ em nghèo là minh chứng cho tấm lòng của những người xa quê mà luồn nặng lòng với Tổ quốc.
Và còn nhiều nhiều nữa những tấm gương hướng về Tổ quốc. Người Việt cùng sinh ra từ mẹ Âu Cơ, cùng sát cánh bên nhau trên mảnh đất ven bờ Thái Bình Dương ngập tràn nắng gió, phải chăng vì thế mà hình bóng quê hương luôn in sâu vào tâm khảm. Dù ở nơi đâu, họ cũng sẵn sàng giúp ích cho đất nước. Nhưng liệu nhà nước đã có những chính sách thích hợp để trọng dụng nhân tài? Tố quốc ta còn nghèo, nhưng thiết nghĩ chúng ta phải cố gắng mở đường cho người tài về dựng xây đất nước, đìmg chỉ nghĩ đến những phí tổn hiện tại mà tự bó hẹp mình. “Chảy máu chất xám" đang là một vấn nạn của xã hội, nhưng vấn nạn đó hoàn toàn có thể giải quyết vì luôn có những người tài hoa và nặng lòng với Tổ quốc, non sông.
Hơn nửa thế kỉ trước, biết bao thanh niên Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ dáng hình xứ sở. Hơn nửa thế kỉ sau, công lao của họ đã nở hoa cho một Việt Nam đẹp giàu. Nhưng đáng tiếc, lớp con cháu của họ lại có người sống trên quê hương mà đánh mất quê hương. Họ đua đòi chạy theo thứ văn hoá du nhập từ Tây phương. Họ xả rác bừa bãi, ăn nói thiếu văn hoá … làm xấu hình ảnh đất nước trong con mắt bạn bè quốc tế. Họ sống ích kỉ cho riêng mình chứ không nghĩ đến lợi ích chung. Đó là những kẻ đáng bị phê phán và táy chay…
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Đúng như câu văn của I-li-a Ê-ren-bua, những biểu hiện nhỏ nhất có thể làm nên tình yêu đất nước. Thanh niên Nhật thể hiện tình yêu đó bằng việc sáng chế những vật liệu thân thiện với môi trường, bảo vệ không gian xanh. Thanh niên Phi-lip-pin lập nhóm tình nguyện giúp đỡ nạn nhân của sóng thần. Còn bạn, một thanh niên Việt Nam, bạn đã làm gì?
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự học không có quê hương nhưng người học có học vấn phải tổ quốc – Bài số 3
Sự học thì không có Quê Hương, nhưng người có học vấn thì phải có Tổ Quốc” Louis Pasteur Tổ quốc là quê hương, nơi ta chào đời, nơi dạy cho ta tiếng mẹ đẻ và là nơi mà dù ta có là ai, ta có đã từng đi đến phưong trời nào, thì vẫn phải luôn nhớ về, luôn yêu và không thể chối bỏ. Do vậy Louis Pasteur có nói rằng: “Sự học thì không có quê hương, nhưng ngừơi có học vấn thì phải có Tổ Quốc”. Đầu tiên, sự học ở đây chính là những học vấn, kiến thức mà ta có đựơc không chỉ về tri thức mà còn về những cách ứng xử, giao tiếp hàng ngày. Ta học đựơc từ nhà trường, thấy cô, bạn bè, gia dình và mọi thứ xung quanh ta. Sự học ấy không đến từ một nguồn, một nơi duy nhất mà đến từ tất cả quanh ta, do ta dược dạy hoặc tự tìm tòi. Ấy vậy nên sự học thì không có quê hương. Nhưng người có học vấn ấy,thì phải có tổ quốc. Như đã nói, tổ quốc là nơi dù bạn có là ai thì vẫn phải luôn yêu, nhớ về và không đựơc chối bỏ. Nơi mà ta phải ra sức phục vụ, giúp tổ quốc giàu mạnh và phát triển hơn, nơi ta phải ra sức bảo vệ, dù ta đang ở đâu và dù ta có thành công đến mức nào. Tồ quốc-quê hương chính là cái gốc của mỗi con ngừơi,cái gốc không thể chối bỏ. Do vậy, câu nói cùa Pasteur hoàn toàn chính xác. Lấy một số ví dụ điển hình về việc ngừơi có tri thức thì phải có tổ quốc, tiêu biểu là giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khuê, một con người gần cả cuộc đời cư ngụ ở Pháp,nhưng ông vẫn luôn yêu và hướng về tổ quốc. Hiện nay, ông đã trở về sinh sống và đóng góp những tri thức của mình cho nước nhà. Dù sống ở nứơc ngoài, nhưng những am hiểu của ông về văn hóa, ẩm thực, nền âm nhạc dân tộc còn hơn nhiều người sống ở Việt Nam. Tiến sĩ Ngô Bảo Châu, sau khi đạt đưọc giải thửơng danh giá môn toán,cũng đã trở về , đóng góp cho nền toán học nước nhà. Bên cạnh đó cũng có những người vì lý do lợi ích cá nhân mà đã quay lưng với tổ quốc. Nhận thức được điều ấy, mỗi chúng ta phải cố gắng học tập tốt ngày từ khi còn trên ghế nhà trừơng, để mai này phục vụ, làm giàu mạnh cho tổ quốc. “Sự học thì không có quê hương nhưng ngừơi có học vấn thì phải có tổ quốc”, câu nói này quả đáng cho chúng ta phải suy ngẫm. Mỗi ngừoi con của tổ quốc, dù có đi đâu,làm gì, dù có là ai, có thành công hay trở thành một ngừơi vĩ đại đến dâu,thì hãy luôn nhớ rằng: trên đầu mình có một Tổ Quốc! Bài viết số 1 lớp 12 đề 2. Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình. "Học để làm gì?" là một câu hỏi không mới, nó cũ kĩ như bản thân sự học vậy. Là câu hỏi "thường trực" của mọi thời học! Cũng cần khẳng định ngay rằng, khi lần đầu cắp sách đến trường, và nhiều năm sau đó, các em học sinh đâu đã có chút khái niệm gì về vấn đề này; mà chỉ thụ động vâng theo sự chỉ bảo của người lớn, của cha mẹ mà thôi!… Chỉ khi thật sự lớn lên, nhiều em mới dần nhận thức ra điều đó. Cho nên câu cửa miệng của các bậc phụ huynh đối với con em là: "không chịu khó học, lớn lên chỉ có đi ăn mày!". Câu ấy và những câu tương tự đã hình thành dần trong bộ não của trẻ khái niệm "học để làm gì?". Vâng, "học để lớn lên không phải đi ăn mày, ăn xin!". Bởi "ăn mày, ăn xin" thì khổ như thế nào, các em nhìn thấy hàng ngày rồi! ậy, dù có "cao đạo" đến đâu, dù vô tình hay hữu ý, thì thực ra người lớn đã sớm định hướng cho con trẻ "mục tiêu" thực chất của sự học là gì rồi. Mục tiêu đó không sai, nhất là trong thời buổi "thực dụng" này. Nhưng sai ở chỗ, người ta cứ nói với các em: "Học để có kiến thức, để càng ngày càng có nhiều kiến thức". Ý là "học không vì tấm bằng"; Cần "thực học" chứ không cần "bằng cấp"! Thương thay các em, nếu các em mà không có bằng cấp, thì các em vào đời sao đây? Về điểm này, tôi xin kể một chuyện, có lần con gái tôi đã bí trước câu hỏi của cậu con trai, khi cứ than vãn về kết quả học tập của nó: "Thế mẹ muốn con có điểm cao, hay muốn con có kiến thức?"! Chết chưa? Còn tuổi học trò mà lại không lấy điểm làm mục tiêu, thì làm sao mỗi năm lên một lớp đây; làm sao thi đỗ đại học đây? Không chỉ nhà trường, gia đình, mà ngay những nhà tuyển dụng lao động cũng thường tuyên bố (rất hay!): "chúng tôi cần người thực sự có kiến thức, chứ không cần người có bằng cấp"! Nhưng thực tế thì hồ sơ hàng đầu nộp cho cơ quan tuyển dụng, nhất định phải là cái bằng, theo đúng nghĩa đen! Càng nhiều bằng, càng thuận lợi khi xét tuyển. Kiến thức vẫn cứ phải đứng sau bằng cấp! Nhưng nếu định hướng mục tiêu sự học là tấm bằng, thì sẽ lại dẫn đến một kết cục còn bi đát hơn! Thực tế đã có không ít trường hợp, học chỉ để đối phó với thi cử mà thôi. Vậy là tình trạng "xin điểm", "mua điểm" không thể không xẩy ra, không thể không phát triển. Còn bé thì cha mẹ "mua điểm" cho, lớn lên, tự mua lấy. Học "tại chức", học "hàm thụ" bản thân nó không xấu; nhưng càng ngày nó càng tiêu cực, chính vì mục tiêu chính của thứ học này là để có "bằng"; bởi có bằng mới có cơ hội "phấn đấu" lên chức này chức nọ, lên "ông nọ, bà kia"! Đã có nhiều phụ huynh (nhất là những vị có chức sắc), khi con em mình học kém, không thi được vào đại học, thì dùng cách này, cách khác, "đưa" trẻ vào cơ quan nhà nước; làm tạm một công việc gì đó, rồi cho đi "hàm thụ". Mấy năm sau, có bằng cấp, sẽ chạy "ghế" tiếp! Thế cho nên một số cơ quan công quyền (đặc biệt ở cấp địa phương), chất lượng cán bộ – không dám vơ đũa cả nắm đâu, nhưng phải thừa nhận rằng: nhiều người rất kém cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn phép ứng xử; làm ảnh hường lớn tới công cuộc cái cách hành chính của Nhà nước! Tôi lại xin kể chuyện này: Lần ấy, tôi đến chính quyền Phường xin chứng nhận vào đơn làm thẻ thư viện Tỉnh. Đơn đã được Tổ trường dân phố và Tổ trưởng lương hưu ký xác nhận và đề nghị theo đúng yêu cầu của cơ quan thư viện. Anh cán bộ văn phòng sau khi xem đã thảo nội dung chứng thực,; nhưng khi đưa lên chủ tịch, chủ tịch không ký, với lý do: chủ tịch phường không ký những chứng nhận như thế này! Tôi nói: giá cái thư viện này trực thuộc Phường ta, chủ tịch nói thế thì mừng quá! Nhưng đây lại là thư viện Tỉnh, họ làm theo quy định đã được chính quyền Tỉnh duyệt y; Phường thấy bất hợp lý thì phường báo cáo đề nghị lên Tỉnh, chứ Phường không có quyền bác bỏ! Anh văn phòng nhận ra lẽ phải, nhưng có lẽ… ngại "Sếp", nên dung hòa: "thôi cụ để khi khác, chủ tịch … đang bận họp"! Kiến thức và bằng cấp cái nào cần hơn? Câu trả lời dễ nhất có lẽ là "cần cả hai"! Nhưng nếu lại hỏi: cái nào cần trước? thì nhiều khi cũng khó khẳng định. Vậy đấy! Định hướng "mục tiêu của sự học" như thế nào cho đúng Mong rằng các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ cũng như các em học sinh, hãy thực sự quan tâm!.. Theo dantri.vn Một đất nước muốn có những bước phát triển nhảy vọt thì đầu tư để phát triển con người cần được xem là loại đầu tư có giá trị hàng đầu, trong đó đầu tư cho giáo dục là loại đầu tư có tầm chiến lược. Nói đến xã hội hoá giáo dục đại học chúng ta phải xét đến con số sinh viên đại học trên tổng số dân. Theo thống kê đối chiếu do ông Hồ Anh Tuấn cung cấp (bàn tròn do TBKTSG tổ chức vào ngày 14-5-1999) thì ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ đó là 32 sinh viên trên 10.000 dân. Trong khi đó con số tương đương ở Thái Lan và Hàn Quốc đông hơn ở Việt Nam từ 8 đến 12 lần. Xem thế ta cần phải phát triển mạng lưới các trường đại học, công lập cũng như dân lập, mới mong theo kịp các nước chung quanh về mặt giáo dục đại học. Chỉ mới đối chiếu con số sinh viên theo học đại học ở Việt Nam và ở hai nước châu Á ta thấy thua họ quá xa. Tại sao lại có tình trạng như vậy? Khó khăn cho việc xã hội hoá giáo dục đại học ở nước ta nằm ở khâu tuyển sinh đại học, không phải đậu xong tú tài học sinh nào cũng đều được đi học đại học. Nếu đậu tú ở các tỉnh thì các em phải tập trung về các thành phố để thi tuyển vào đại học. Sĩ số dự thi để được tuyển vào một trường đại học nào đó, công lập hay dân lập, thường phải chọi từ năm đến 12 sinh viên để chọn một. Rõ ràng đây là một rào cản rất khốc liệt cho các cô chiêu cậu tú của ngày hôm nay, khác với những năm 1950, cứ ai đậu được tú tài thì con đường học lên đại học, đỗ cử nhân, bác sĩ, kỹ sư được rộng mở. Với một rào cản rất gay gắt như thế mà đầu tư cho giáo dục đại học công lập và dẫn lập cũng đòi hỏi một số tiền khổng lồ. Chính vì vậy Nhà nước không nên và không thể ôm cả trách nhiệm đầu tư này cho riêng mình vì ngân sách còn phải chi cho nhiều chuyện khác. Nhà nước nên để cho người Việt ở trong nước và nước ngoài, thậm chí cả cộng đồng người nước ngoài cùng chia sẻ trách nhiệm đầu tư này miễn là không đi ngược lại với mục tiêu Nhà nước đề ra. Lại xin nói về đầu ra. Nền giáo dục đại học của Việt Nam muốn có hiệu quả thì phải có chương trình đào tạo có chất lượng ngày một cao, nhưng chất lượng này do ai đặt ra? Chúng ta thường quên là sản phẩm mà đại học đào tạo – nghĩa là số sinh viên theo học cấp đại học – không phải là để cho đại học sử dụng mà là để cho xã hội nói chung sử dụng. Thế mà đại học không hề để ý đến phản ứng của xã hội đối với sản phẩm mà mình đào tạo. Ở các nước chung quanh ta, các hiệp hội ngành nghề chuyên môn như hội ngành xây dựng, quản trị, kế toán… đều có góp ý với các trường đại học về chương trình giảng dạy các bộ môn này ở đại học sao cho phù hợp với tình hình thực tế ngoài xã hội. Chương trình giảng dạy được thay đổi như thế nào để cho sinh viên khi ra trường không thấy ngỡ ngành về ngành mà mình định xin vào. Ngành giáo dục không còn ở trong tháp ngà xa rời với thực tế. Chúng ta cũng có tiến hành đánh giá chất lượng đào tạo ở đại học, nhưng đánh giá nó từ góc độ của người làm giáo dục, người dạy ở đại học chứ chưa làm như các nước khác. Ngay như ở Nhật, người ta đòi hỏi một sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài phải theo học một khoá học của ngành nào đó tại một trường đại học Nhật trong một thời gian từ sau tháng đến một năm trước khi đi làm ở một hãng Nhật trong nước. Rõ ràng nền giáo dục đại học ở Nhật là một mắt xích trong quá trình nhất thể hoá từ giáo dục đào tạo đến sản xuất kinh doanh. Tôi đồng ý chất lượng đào tạo là quan trọng nhưng tôi cho rằng không phải chỉ có ngành giáo dục đánh giá chất lượng đó mà phải có sự đồng đánh giá của các ngành nghề chuyên môn khác trong xã hội vì họ là người trực tiếp sử dụng sản phẩm. Nhận xét của tôi ở đây có liên quan đến mục tiêu giáo dục đại học. Cách giảng dạy tại địa học của chúng ta hiện nay là dạy cho sinh viên học để biết. Có nghĩa là dạy chuyên về lý thuyết mà ít có thực hành, ít có đi thực tế để tìm hiểu cách mà khu vực sản xuất và kinh doanh đang làm hiện nay. Còn cách dạy ở các nước khác là dạy sinh viên học để biết làm, có nghĩa là chương trình giảng dạy phải kết hợp lý thuyết và thực tế sản xuất kinh doanh hiện có trong xã hội, xuất phát từ việc ứng dụng lý thuyết đó vào thực tế. Từ biết đến làm còn một khoảng cách rất xa. Nhưng có phải là ngành giáo dục của ta không biết được điều đó ? Thưa có biết. Biết tại sao không làm? Có nhiều vấn đề ở đây. Theo chúng tôi, để có được một chương trình đào tạo thích hợp cho từng ngành nghề chuyên môn thì phải có sự phối hợp chặt chẽ và đầy hiểu biết giữa ngành giáo dục và ngành chuyên môn nào đó. Muốn có được sự hiểu biết đó thì 2 ngành phải có những chuyên gia hiểu biết rõ chuyên môn, hiểu biết rõ những nguyên tắc sư phạm, hiểu rõ những điều cần biết về ngành đó và nhu cầu về nhân sự của ngành đó. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có thể có sự phối hợp như vừa nói. Bước kế tiếp sau khi lên được chương trình giảng dạy này lại còn đòi hỏi một sự phối hợp chặt chẽ giữa trường đại học và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Ở nước ta hiện nay chưa có được sự phối hợp như vậy vì hai bên chưa hiểu nhau. Nhưng theo thiển ý, thì việc chuyển đổi mục tiêu của giáo dục đại học từ học để biết sang học để biết làm là một điều cần thực hiện ngay từ bây giờ nếu chúng ta muốn các sinh viên của chúng ta trong thời gian tới có thể sánh vai với sinh viên của các nước khác.
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự học không có quê hương nhưng người học có học vấn phải tổ quốc – Bài số 4
Nhà văn Nguyễn Tuân đã gởi trọn tình cảm với cội nguồn, truyền thống dân tộc qua “Vang bóng một thời” nhưng sao ông vẫn thấy “Thiếu quê hương”?. Hồn thơ Tế Hanh là một hồn thơ cả đời gắn với nước non, quê cha đất tổ – đó là tình cảm không hề vơi cạn trong ông. “Quê hương”- tiếng gọi sao quá tha thiết!. “Quê hương”- tình cảm ấy sao rộng lớn biết bao!. Có lẽ vì thế mà L. Pa- xtơ đã nói rằng: “Học vấn không có quê hương nhưng người học vấn phải có quê hương”. Vạn vật trong tạo hóa đều có nguồn cội, nơi bắt đầu thế nhưng với Pa-xtơ tại sao học vấn lại không?
Thoạt đầu nghe có vẻ phi lí, nhưng nếu đạt trong cả cuộc đời trải nghiệm của ông thì đó hoàn toàn là điều đúng đắn. Bởi lẽ, tất cả những tri thức, chân lí, đạo nghĩa trên cuộc đời này không thuộc phạm vi sở hữu của bất cứ cá nhân nào. Những điều ấy là của toàn nhân lọai, nhưng nó sẽ trở thành hữu ích khi mỗi cá nhân biết tiếp thu và chọn lọc đúng cách. Vì thế, “học vấn không có quê hương”. Nhưng ngược lại, người sở hữu vốn tri thức nhân lọai – thứ không có nguồn cội, lại phải có quê hương.
Theo qui luật của cuộc sống, cây có cội, suối có nguồn, con người cũng không nằm ngoài vòng tạo hóa ấy. Trước hết, người có quê hương là người biết được nơi sinh ra, quê quán, nguồn gốc, xuất thân của mình. Nhưng “quê hương”, tiếng nói ấy còn bao hàm những tầng nghĩa sâu rộng hơn. “Có quê hương” là mang trong lòng tình yêu về chốn sinh ra, là trân trọng và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, là khát khao trở về mái ấm trong mỗi chuyến đi xa… Và là chan chứa trong tim hồn dân tộc… Người học vấn phải có quê hương….
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu…
…Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
Quả thật vậy, người học phải có quê hương bởi tình cảm quê hương là giá trị tinh thần cơ bản, là nền móng vững chắc để hình thành nhân cách con người. Được tiếp thu những tinh hoa văn hóa, con người càng được nâng cao tầm hiểu biết, mở rộng vốn tri thức. Có vốn hiểu biết sâu sắc, người có học nhận thức rõ được giá trị của quê hương. Tình cảm với cội nguồn trong họ, sẽ bùng cháy trở thành ý thức trách nhiệm phục vụ đất nước. Những đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ được họ bảo tồn và phát triển.
Một điển hình cho những lớp người tri thức ấy là Tiến sĩ toán học Lê Bá Khánh Trình. Ông hiện là giáo sư giảng dạy tại Đại học Khoa Học Tự Nhiên. Tham gia kì thi Toán Quốc tế năm 1979 và giành giải đặc biệt, được rất nhiều lới mời gọi của các trường Đại học danh tiếng thế giới, thế nhưng lòng yêu quê hương đã thôi thúc vị tiến sĩ quyết định làm việc tại quê nhà. Tình cảm ấy là sự cống hiến, đóng góp cho ngành Toán nước nhà.
Nhưng đáng buồn thay có những người học vấn mà trong lòng không có những tình cảm cốt lõi của con người. Như Nhĩ – nhân vật trong truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu, một chàng thanh niên tri thức đi khắp mọi nơi trên thế giới để rồi cuối đời nhận ra bãi bồi bên kia dòng sông quê nhà là nơi mình chưa từng đặt chân tới.
Và trong thực tế cuộc sống ngày nay, một số tầng lớp thanh niên trẻ có học đã có những lối sống đáng ngại. Tình trạng chảy máu chất xám vẫn kéo dài, những tổ chức phản động chống phá Nhà nước vẫn còn đó. Vì vậy, nếu thật sự là người có học thì hãy là những người biết trân trọng tình cảm cội nguồn quê hương. Quê hương trong thi ca, âm nhạc, hội họa là một chủ đề lớn luôn khơi dậy những nguồn cảm hứng sang tạo của người nghệ sĩ. Bởi lẽ tình yêu quê hương là tình yêu gia đình, yêu ngôi làng, đồng ruộng, là khắc sâu những câu ca, lòi ru của mẹ, là chan chứa, thấm thía trong lòng sự cơ cực của cha. Một khi tình cảm với quê nhà trở nên sâu sắc tràn đầy thì ý thức về xây dựng, bảo vệ chốn yêu thương trong mỗi người được nâng cao..
Và học vấn là con đường rộng mở để con người có trong mình hai tiếng quê hương. Vì thế, người có quê hương là người có học vấn. Đó là những người nông dân vì yêu mảnh vườn, bờ rộng mà trở thành kĩ sư nhà vườn với những nông cụ được phát minh. Đó là những người thợ làng nghề thủ công vì yêu nết đẹp truyền thống dân tộc mà sang tạo áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất…Và còn rất nhiều những con người như thế!. Tình yêu quê sâu đậm đã trở thành mảnh vườn màu mỡ ươm mầm những lý tưởng cao đẹp của con người. Có quê hương, con người có thể trở thành người có học vấn và người có học vấn thì ắt hẳn phải có “quê hương”.
“QUÊ HƯƠNG” VỚI MỘT SỐ BẠN TRẺ HIỆN NAY Sống trong thời bình hiện nay, một số thanh niên trẻ chưa thấu hiểu về giá trị của hai tiếng “quê hương”. Đó là cả một quá trình đấu tranh gian khổ đầy máu và nước mắt của dân tộc. Chúng ta đang sống trên sự hy sinh của bao lớp người đi trước. Vậy hãy sống sao cho xứng đáng với linh hồn cha ông và chính bản thân mình. Biết được những kiến thức từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, biết được sự trưởng thành của đất nước là phải qua bao khó khăn, đau đớn…
Liệu chúng ta đã làm được gì chưa? Hay bị guồng máy “games” ăn hết “chất xám”; bị những cốc “bia” sủi bọt “hấp dẫn” nuốt hết thời gian quý báu của tuổi trẻ; đua đòi hút chích, thiếu thốn tiền bạc… để rồi bị sa đà vào cạm bẫy giết người. Đau lòng lắm khi chúng ta nhắc lại chuyện “xác không đầu chết trên tầng 13 của tòa nhà” vừa được mang ra xét xử gây chấn động toàn xã hội; hay chuyện “giết nữ sinh 16 tuổi và phụ nữ mang thai gần 6 tháng để cướp tài sản ở Biên Hòa, Đồng Nai” (đang hoàn tất hồ sơ chuẩn bị xét xử)… điểm lại các vụ án giết người này: các hung thủ đều được gia đình cho ăn học đàng hoàng, được ngồi trên ghế nhà trường, bước trong giảng đường Đại học với một tương lai rộng mở. Thậm chí có hung thủ được xuất thân trong gia đình nho giáo, tu hành (thánh thiện)… thử hỏi những thủ đoạn điêu ngoa đó và sự toan tính kỹ lưỡng để che giấu hành vi phạm tội của mình, đánh lạc hướng các cơ quan điều tra… các hung thủ này học cách làm đó từ đâu?
Nhìn họ với dấp dáng phong độ, lực lưỡng, vẻ mặt khôi ngô, “trí thức” tại sao không cống hiến sức trẻ của mình cho quê hương, đất nước. Họ có quê hương không? Hay họ đang phá hoại quê hương? Lời nói sau cùng của tên Nghĩa đã thể hiện: – Hối hận với quê hương với xã hội (?) “Dù cho bản án dành cho tôi có như thế nào đi chăng nữa, tôi cũng không hề kháng cáo vì tôi biết có tử hình hàng trăm nghìn lần cũng không thể bù đắp được những tội ác mà tôi đã gây ra với Linh và gia đình cũng như cả xã hội”. – Ăn năn, sỉ diện với quê hương (?): ”Tôi chỉ mong rằng sau khi vụ án này khép lại, mọi người hãy nghĩ về tôi như một người bình thường đã gục ngã trên đường đời chứ không phải là một tên giết người máu lạnh”.
Vì sao họ phải gục ngã? Những dấu chấm hỏi vẫn đang dành cho mọi người và nhất là người trẻ!
Vũ Hường tổng hợp
Từ khóa tìm kiếm
- tap lam van 10 bai viet so3 truy thong va bao ve to quocvan nghi luan xa hoi
- nhà bác học người pháp lu-i pa-xto đã nói:học vấn không có quê hương nhưng người học vấn phải có tổ quốc hãy viết một
- suy nghī câu nói học van ko co quê huong nhung nguoi hoc van co to quoc