04/06/2017, 23:43
Nghị luận về vai trò của Internet với thanh niên ngày nay.
Cách đây mười năm, cái khái niệm "Tin học" hay "internet" thật quá xa vời với người dân, xa vời với hầu hết các bạn trẻ. Thế nhưng ngày nay, với sự bùng nổ của Công nghệ thông tin, giới trẻ được tiếp xúc nhiều và trở nên nhanh nhạy với máy tính, với Internet. Nghiễm nhiên, tin ...
Cách đây mười năm, cái khái niệm "Tin học" hay "internet" thật quá xa vời với người dân, xa vời với hầu hết các bạn trẻ. Thế nhưng ngày nay, với sự bùng nổ của Công nghệ thông tin, giới trẻ được tiếp xúc nhiều và trở nên nhanh nhạy với máy tính, với Internet. Nghiễm nhiên, tin học không còn là một vấn đề quá xa lạ, thậm chí là quen thuộc với đại bộ phận giới trẻ. Đó là dấu hiệu đáng mừng của ngành công nghệ số nước ta.
Nói đến giới trẻ, đến thanh niên là nhắc đến những thế hệ 8X, 9X - thế hệ của sự năng động, sáng tạo, thế hệ nhanh chóng nắm bắt và tiếp thu khoa học công nghệ một cách dễ dàng. Giới trẻ - nhờ có tin học đã thể hiện được sự năng động của mình. Họ thoả sức thể hiện bản thân mình trên lĩnh vực CNTT.
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, không ai còn xa lạ gì với cái tên Phạm Hữu Ngôn - đại diện tiêu biểu cho thành tích của giới trẻ về CNTT. Chàng sinh viên có duyên với giải thưởng này đã có những thành tích đáng nể về tin học ngay còn những ngày đang ngồi trên ghế nhà trường. Giải nhất học sinh giỏi toàn quốc môn Tin học lớp 11 và giải nhì lớp 12, lọt vào chung kết kì thi lập trình thế giới tại Hoa Kỳ - cuộc thi trí tuệ lớn nhất toàn cầu dành cho sinh viên và cũng là cuộc thi lần đầu tiên có người Việt Nam tham gia. Giới trẻ Việt Nam bằng sự năng động, kiến thức và hiểu biết của mình đã đưa Việt Nam ra đấu trường Quốc tế.
Thanh niên Việt ngày càng hội nhập với thế giới, mà cái để thế hệ Việt Nam hội nhập với thế giới đơn giản chỉ là một chiếc máy vi tính. Chỉ với chiếc máy vi tính, bạn đã có thể có cả thế giới trong ngôi nhà của mình. Những người trẻ, họ có ước mơ, khát vọng, họ sẽ làm được tất cả. Thế hệ 8X, 9X chính là những người làm bùng nổ thông tin. Đó là thế hệ sung sức nhất của đất nước đang bước vào đời. Họ có thể là sinh viên, cử nhân, nhà báo... hay là một kỹ sư tin học. Lê Vũ Nhật Quang - người được cộng đồng tin học nhìn nhận là thành công khá sớm. Hiện nay, anh đang là sinh viên năm thứ 3 kỹ sư tin học - Đại học Quốc gia Singapore. Là một trong những MVP trẻ nhất Đông Nam Á nhưng không non trẻ chút nào, Lê Vũ Nhật Quang với niềm đam mê tin học đang ấp ủ trong mình một ước mơ phát triển giải pháp "Dịch vụ quản lý an toàn thông tin" tại Việt Nam.
Giới trẻ năng động sẽ biết tận dụng tin học, tận dụng Công nghệ thông tin để kinh doanh. Những cuộc trao đổi buôn bán không chỉ diễn ra trong cuộc sống thực mà còn trong thế giới ảo. Chợ "ảo" mua bán nhanh gọn, hàng hoá phong phú với những người đi chợ còn rất trẻ, ham hiểu thị trường và muốn tiết kiệm thời gian. Internet càng phổ biến, người ta càng nói nhiều đến thương mại điện tử. Và chỉ có những người trẻ mới có thể đi đầu trong lĩnh vực này.
Kinh tế thị trường, công nghệ thông tin viễn thông đã xâm nhập vào nền kinh tế nước ta, vào đời sống xã hội của nước ta, nó chi phối hoạt động của con người. Tin học làm cho chúng ta trờ nên năng động hơn, nhanh nhẹn hơn, tích cực hơn, phát huy được khả năng sáng tạo và thể hiện được bản lĩnh của mình. Đã từng có rất nhiều các cuộc thi tin học, phần mềm được tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là các cuộc thi sáng tạo rôbôt như Robocon hay cuộc thi Trí tuệ Việt Nam... đã thu hút rất nhiều gương mặt trẻ tham gia và dành giải cao. Tuổi trẻ chúng ta cũng không còn lạ gì với vi tính và mạng Internet. Internet ra đời đã thu ngắn khoảng cách giữa con người với con người, đưa chúng ta xích lại gần nhau hơn. Không biết từ khi nào, xã hội đã gắn cho tuổi trẻ thời đại công nghệ thông tin là thế hệ @. Chúng ta tự hào về điều đó!
Tuy nhiên, không phải vì thế mà công nghệ thông tin không có những mặt trái của mình. Một số người Việt Nam đà dùng Internet để truyền tải những thông tin kém văn hoá, phạm pháp. Đó là những web chứa hình ảnh, nội dung trang không lành mạnh. Phần đông các bạn trẻ chính là những người tiếp xúc với những trang web đen, mang tính chất và nội dung không lành mạnh. Internet và công nghệ thông tin đã vô tình làm công cụ tiếp tay lưu truyền những cái xấu, gây ảnh hưởng không tốt đến đời sổng xã hội và tinh thần của nhân dân.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến tác hại không nhỏ của các dịch vụ game Online. Nhìn các em nhỏ mới chi 7-8 tuổi mà chơi game quên ăn. quên ngủ thì làm gì có thời gian đế học hành. Nhìn các bạn tre 15-16 tuổi suốt ngày "chat chit", hẹn hò trên mạng. Thậm chí người lớn cũng bỏ nhiều thời gian cho việc tán gẫu qua mạng, cho hẹn hò, thư giãn, giải trí. Đau xót làm sao khi đã có những trường hợp vì bố mẹ mải chơi game Online mà bò đứa con 24 tháng tuổi chết đói. Rồi những cuộc săn đuổi, đánh đập, chém giết nhau vì những hằn thù trên game Online - những trò chơi trực tuyến. Những yếu tố "ảo" vô tình đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống thật mà nhiều khi, hậu quả thật khôn lường.
Đáng buồn nhất là khi, tiếng Việt - ngôn ngữ quốc gia mang bao niềm tự hào lại bị giới trẻ, đặc biệt là thế hệ 9X làm cho sai lệch rồi tuyên truyền một cách rộng rãi. Thứ ngôn ngữ mà các em hay dùng được gọi là "ngôn ngữ. Các em bắt chước nhau viết chữ giản lược cho đến mức tối đa, ví dụ như đoạn văn sau: "Bùn wá mài nhỉ, lại gần hít nem lớp 8 roài... tụi mình sẽ hem đc zui như hồi nem ngoái, nghĩ vậy thoai mừ tao bùn ghê ghứm... nhưng mìn hứa sẽ mãi là bạn thun nhá, đừng wên t zà mái trừng iu zấu nì nha". Với đoạn văn trên, nếu không phải là một người am hiểu tuổi teen và xa lạ với ngôn ngữ Chat, hẳn sẽ không ai hiểu nôi. Ngôn ngữ Chat có lẽ đã thấm sâu vào các em quá, về lâu dài, thứ ngôn ngữ này không thể chấp nhận được, và sẽ có tác động xấu ảnh hường đến tâm lý và nếp nghĩ. Các em rồi sẽ dần dần mất đi sự cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ, lười suy nghĩ để tìm lời hay ý đẹp, không nhận biết được giá trị văn hoá của ngôn ngữ, miễn sao viết cho nhanh, cho lạ là được. Bắt chước là chuyện bình thường, nhưng nếu các em cứ bắt chước rồi tạo thành một xu hướng, một thói quen thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Thói quen ấy về lâu dài sẽ tạo nên những vết trầm tích ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu cứ để các em chạy theo thói qua loa, đại khái khi sử dụng ngôn từ thì trong việc làm, sinh hoạt cũng sẽ dễ dàng trượt theo sự hời hợt, đơn giản ấy.
Hay như việc sử dụng biểu tượng thay lời nói cũng vậy. Biểu tượng trong thế giới @ như một sự biểu hiện của ngôn ngữ, tăng thêm sự lựa chọn cho mọi người để diễn ta cảm xúc, suy nghĩ của mình. Với cùng một biểu tượng, có thể có nhiêu cách hiểu khác nhau tuỳ mỗi người và tuỳ từng trường hợp. Thế nhưng, có bao giờ bạn nghĩ đến tương lai khi những cuộc nói chuyện không còn lời nói mà chỉ có những biểu tượng - mặt cười, mặt khóc, mặt mếu máo... Dường như, việc sử dụng biểu tượng ngày càng có xu hướng nhiều hơn giống như sự lên ngôi của các phương tiện nghe nhìn, và rõ ràng rằng, chữ viết và sản phẩm "bằng lời" đang bị lấn lướt. Gần đây, có những thông tin cho rằng, việc sử dụng tin nhắn đến mức cực đại trong thanh thiếu niên Nhật Bản đã làm giảm khả năng ngôn ngữ và người ta lo ngại việc quá quen với chữ viết trên máy đến nỗi người ta quên mất cách viết chữ Tin học đem đến nhiều mặt lợi, nhưng đôi khi lại cũng cố những mặt hại. Thiết nghĩ, nếu quá quen với việc dùng ngôn ngữ biểu tượng, một ngày nào đó liệu niềm vui với các âm sắc, cung bậc khác nhau sẽ được biểu hiện bởi một cái mặt cười hay một tin nhắn toàn những biểu tượng vô hồn, khô khốc?
Chúng ta không thể phủ nhận công nghệ thông tin đã làm thay đổi tầm phát triển của một đất nước. Thế hệ thanh niên, không ít người Việt trẻ đã biết tận dụng Công nghệ thông tin để làm giàu cho quê hương mình cả về trí tuệ, tri thức và vật chất. Song, bên cạnh đó vẫn còn có những thực tại thật đáng buồn, một bộ phận thanh niên - thế hệ @ ngày càng xuống cấp, sống vội, sống gấp, sống hợi hợt. Là một thanh niên của thế hệ mới, hãy biết tận dụng công nghệ thông tin để vun đắp cho cuộc sống của mình, xây dựng xã hội và đất nước. Thế hệ @, thế hệ 8X, 9X, bạn và tôi phải làm gì để xứng đáng với nó - những con người không chỉ cập nhật thông tin nhanh mà còn năng động trong cuộc sống.
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, không ai còn xa lạ gì với cái tên Phạm Hữu Ngôn - đại diện tiêu biểu cho thành tích của giới trẻ về CNTT. Chàng sinh viên có duyên với giải thưởng này đã có những thành tích đáng nể về tin học ngay còn những ngày đang ngồi trên ghế nhà trường. Giải nhất học sinh giỏi toàn quốc môn Tin học lớp 11 và giải nhì lớp 12, lọt vào chung kết kì thi lập trình thế giới tại Hoa Kỳ - cuộc thi trí tuệ lớn nhất toàn cầu dành cho sinh viên và cũng là cuộc thi lần đầu tiên có người Việt Nam tham gia. Giới trẻ Việt Nam bằng sự năng động, kiến thức và hiểu biết của mình đã đưa Việt Nam ra đấu trường Quốc tế.
Thanh niên Việt ngày càng hội nhập với thế giới, mà cái để thế hệ Việt Nam hội nhập với thế giới đơn giản chỉ là một chiếc máy vi tính. Chỉ với chiếc máy vi tính, bạn đã có thể có cả thế giới trong ngôi nhà của mình. Những người trẻ, họ có ước mơ, khát vọng, họ sẽ làm được tất cả. Thế hệ 8X, 9X chính là những người làm bùng nổ thông tin. Đó là thế hệ sung sức nhất của đất nước đang bước vào đời. Họ có thể là sinh viên, cử nhân, nhà báo... hay là một kỹ sư tin học. Lê Vũ Nhật Quang - người được cộng đồng tin học nhìn nhận là thành công khá sớm. Hiện nay, anh đang là sinh viên năm thứ 3 kỹ sư tin học - Đại học Quốc gia Singapore. Là một trong những MVP trẻ nhất Đông Nam Á nhưng không non trẻ chút nào, Lê Vũ Nhật Quang với niềm đam mê tin học đang ấp ủ trong mình một ước mơ phát triển giải pháp "Dịch vụ quản lý an toàn thông tin" tại Việt Nam.
Giới trẻ năng động sẽ biết tận dụng tin học, tận dụng Công nghệ thông tin để kinh doanh. Những cuộc trao đổi buôn bán không chỉ diễn ra trong cuộc sống thực mà còn trong thế giới ảo. Chợ "ảo" mua bán nhanh gọn, hàng hoá phong phú với những người đi chợ còn rất trẻ, ham hiểu thị trường và muốn tiết kiệm thời gian. Internet càng phổ biến, người ta càng nói nhiều đến thương mại điện tử. Và chỉ có những người trẻ mới có thể đi đầu trong lĩnh vực này.
Kinh tế thị trường, công nghệ thông tin viễn thông đã xâm nhập vào nền kinh tế nước ta, vào đời sống xã hội của nước ta, nó chi phối hoạt động của con người. Tin học làm cho chúng ta trờ nên năng động hơn, nhanh nhẹn hơn, tích cực hơn, phát huy được khả năng sáng tạo và thể hiện được bản lĩnh của mình. Đã từng có rất nhiều các cuộc thi tin học, phần mềm được tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là các cuộc thi sáng tạo rôbôt như Robocon hay cuộc thi Trí tuệ Việt Nam... đã thu hút rất nhiều gương mặt trẻ tham gia và dành giải cao. Tuổi trẻ chúng ta cũng không còn lạ gì với vi tính và mạng Internet. Internet ra đời đã thu ngắn khoảng cách giữa con người với con người, đưa chúng ta xích lại gần nhau hơn. Không biết từ khi nào, xã hội đã gắn cho tuổi trẻ thời đại công nghệ thông tin là thế hệ @. Chúng ta tự hào về điều đó!
Tuy nhiên, không phải vì thế mà công nghệ thông tin không có những mặt trái của mình. Một số người Việt Nam đà dùng Internet để truyền tải những thông tin kém văn hoá, phạm pháp. Đó là những web chứa hình ảnh, nội dung trang không lành mạnh. Phần đông các bạn trẻ chính là những người tiếp xúc với những trang web đen, mang tính chất và nội dung không lành mạnh. Internet và công nghệ thông tin đã vô tình làm công cụ tiếp tay lưu truyền những cái xấu, gây ảnh hưởng không tốt đến đời sổng xã hội và tinh thần của nhân dân.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến tác hại không nhỏ của các dịch vụ game Online. Nhìn các em nhỏ mới chi 7-8 tuổi mà chơi game quên ăn. quên ngủ thì làm gì có thời gian đế học hành. Nhìn các bạn tre 15-16 tuổi suốt ngày "chat chit", hẹn hò trên mạng. Thậm chí người lớn cũng bỏ nhiều thời gian cho việc tán gẫu qua mạng, cho hẹn hò, thư giãn, giải trí. Đau xót làm sao khi đã có những trường hợp vì bố mẹ mải chơi game Online mà bò đứa con 24 tháng tuổi chết đói. Rồi những cuộc săn đuổi, đánh đập, chém giết nhau vì những hằn thù trên game Online - những trò chơi trực tuyến. Những yếu tố "ảo" vô tình đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống thật mà nhiều khi, hậu quả thật khôn lường.
Đáng buồn nhất là khi, tiếng Việt - ngôn ngữ quốc gia mang bao niềm tự hào lại bị giới trẻ, đặc biệt là thế hệ 9X làm cho sai lệch rồi tuyên truyền một cách rộng rãi. Thứ ngôn ngữ mà các em hay dùng được gọi là "ngôn ngữ. Các em bắt chước nhau viết chữ giản lược cho đến mức tối đa, ví dụ như đoạn văn sau: "Bùn wá mài nhỉ, lại gần hít nem lớp 8 roài... tụi mình sẽ hem đc zui như hồi nem ngoái, nghĩ vậy thoai mừ tao bùn ghê ghứm... nhưng mìn hứa sẽ mãi là bạn thun nhá, đừng wên t zà mái trừng iu zấu nì nha". Với đoạn văn trên, nếu không phải là một người am hiểu tuổi teen và xa lạ với ngôn ngữ Chat, hẳn sẽ không ai hiểu nôi. Ngôn ngữ Chat có lẽ đã thấm sâu vào các em quá, về lâu dài, thứ ngôn ngữ này không thể chấp nhận được, và sẽ có tác động xấu ảnh hường đến tâm lý và nếp nghĩ. Các em rồi sẽ dần dần mất đi sự cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ, lười suy nghĩ để tìm lời hay ý đẹp, không nhận biết được giá trị văn hoá của ngôn ngữ, miễn sao viết cho nhanh, cho lạ là được. Bắt chước là chuyện bình thường, nhưng nếu các em cứ bắt chước rồi tạo thành một xu hướng, một thói quen thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Thói quen ấy về lâu dài sẽ tạo nên những vết trầm tích ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu cứ để các em chạy theo thói qua loa, đại khái khi sử dụng ngôn từ thì trong việc làm, sinh hoạt cũng sẽ dễ dàng trượt theo sự hời hợt, đơn giản ấy.
Hay như việc sử dụng biểu tượng thay lời nói cũng vậy. Biểu tượng trong thế giới @ như một sự biểu hiện của ngôn ngữ, tăng thêm sự lựa chọn cho mọi người để diễn ta cảm xúc, suy nghĩ của mình. Với cùng một biểu tượng, có thể có nhiêu cách hiểu khác nhau tuỳ mỗi người và tuỳ từng trường hợp. Thế nhưng, có bao giờ bạn nghĩ đến tương lai khi những cuộc nói chuyện không còn lời nói mà chỉ có những biểu tượng - mặt cười, mặt khóc, mặt mếu máo... Dường như, việc sử dụng biểu tượng ngày càng có xu hướng nhiều hơn giống như sự lên ngôi của các phương tiện nghe nhìn, và rõ ràng rằng, chữ viết và sản phẩm "bằng lời" đang bị lấn lướt. Gần đây, có những thông tin cho rằng, việc sử dụng tin nhắn đến mức cực đại trong thanh thiếu niên Nhật Bản đã làm giảm khả năng ngôn ngữ và người ta lo ngại việc quá quen với chữ viết trên máy đến nỗi người ta quên mất cách viết chữ Tin học đem đến nhiều mặt lợi, nhưng đôi khi lại cũng cố những mặt hại. Thiết nghĩ, nếu quá quen với việc dùng ngôn ngữ biểu tượng, một ngày nào đó liệu niềm vui với các âm sắc, cung bậc khác nhau sẽ được biểu hiện bởi một cái mặt cười hay một tin nhắn toàn những biểu tượng vô hồn, khô khốc?
Chúng ta không thể phủ nhận công nghệ thông tin đã làm thay đổi tầm phát triển của một đất nước. Thế hệ thanh niên, không ít người Việt trẻ đã biết tận dụng Công nghệ thông tin để làm giàu cho quê hương mình cả về trí tuệ, tri thức và vật chất. Song, bên cạnh đó vẫn còn có những thực tại thật đáng buồn, một bộ phận thanh niên - thế hệ @ ngày càng xuống cấp, sống vội, sống gấp, sống hợi hợt. Là một thanh niên của thế hệ mới, hãy biết tận dụng công nghệ thông tin để vun đắp cho cuộc sống của mình, xây dựng xã hội và đất nước. Thế hệ @, thế hệ 8X, 9X, bạn và tôi phải làm gì để xứng đáng với nó - những con người không chỉ cập nhật thông tin nhanh mà còn năng động trong cuộc sống.