Nghị luận về câu ca dao Chẳng thơm cũng thể hoà nhài
Đề: Thủ đô Hà Nội chúng ta đang xây dựng những nếp sống đẹp. Bởi vậy, mọi người thường hay nhắc đến câu ca dao xưa: Chẳng thơm cũng thể hoà nhài-Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Theo em, ý nghĩ của cảu ca dao đó là như thế nào? Người Thủ đô ngày nay nên suy nghĩ gì về ý nghĩa đó? ...
Đề: Thủ đô Hà Nội chúng ta đang xây dựng những nếp sống đẹp. Bởi vậy, mọi người thường hay nhắc đến câu ca dao xưa: Chẳng thơm cũng thể hoà nhài-Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Theo em, ý nghĩ của cảu ca dao đó là như thế nào? Người Thủ đô ngày nay nên suy nghĩ gì về ý nghĩa đó?
Bài làm
Đất nước ta nay đang trong thời kì mở cửa, những đổi mới do sự giao lưu văn hóa rộng rãi đã đem lại bao không khí mới cho cuộc sống. Song mở cửa ất gió lùa. Không ít những nếp sông vốn là nét đẹp riêng của dân tộc đang lung lay trước những cơn gió lùa của thời mở cửa. Không ít người sa vào con đường tội ác, họ quên đi gốc rễ, đánh mất bản thân. Muôn tìm lại được thì phải trả bằng không ít đớn đau. Đáng trách hơn có kẻ lại còn cho rằng nền nếp vân hóa lâu đời là cổ hủ phong kiến. Hà Nội mến yêu của ta, Thủ đô mến yêu của ta cũng không nằm ngoại lệ. Vậy câu:
Chẳng thơm cũng thể hoànhài Dẫu khôngthanh lịch cũng người Tràng An cócòn chỗ đứng nữa không? Làm sáng tỏ điều đó không chỉ là trách nhiệm của riêng bạn, hay riêng tôi mà là của tất cả chúng ta.
Đọc câu ca dao mà không ít người ngơ ngác: Sao bảo đó là câu ca nói về người Thủ đô Thăng Long - Hà Nội ta? Chắc họ nghĩ đến cái tên Tràng An. Vâng, Tràng An vốn xưa kia là tên kinh đô của Trung Quốc, là đất đế đô của nhiều thế kỉ, nhiều triều đại phong kiến nhất, nên tập trung nhiều nét đặc sắc của văn minh Trung Hoa. Người kinh đô Tràng An có những nét văn minh mà những nơi khác không có hoặc có nhưng không đậm nét bằng. Lâu dần “Tràng An” trở thành tên chung tượng trưng cho những vùng đất kinh đô và nói “người Tràng An” là chỉ chung những người sống ở kinh kì của một nước, không cứ là kinh kì của nước Trung Hoa. Bởi thế ca dao cổ Việt Nam cũng gọi người kinh đô của minh là “người Tràng An”.
Nói “không” (“không thơm”, “không thanh lịch”) cũng là nói quá lên vậy thôi, chính là nhằm để khẳng định, để ca tụng: hoa nhài có hương thơm đặc biệt, hoa khác không dễ gì có; cũng như người Hà Nội có nếp thanh lịch đặc biệt, nơi khác không dễ gì sánh được. Và vì nó có vẻ riêng biệt nên nói “không”, hay đúng hơn, nói “ít” cũng là so với cái hương thơm, cái thanh lịch không giống cái hương thơm và nét thanh lịch của nó dó thôi.
Có người lại cho rằng, người Hà Nội thường là xinh đẹp, là trai thanh gái tú. Họ không chấp nhận người lao động lam lũ là thanh lịch, và không hề băn khoăn khi vội vàng khẳng định một chàng trai đẹp, mũi dọc dừa, mắt sáng là một con người thanh lịch. Sai hết, sai cơ bản vì thanh lịch là tính cách con người. Câu ca dao ấy nói rằng người Tràng An là người thanh lịch, vì vậy không thơm nồng nàn đắm đuối như hoa hồng mà nhẹ nhàng ngát hương như hoa nhài, dẫu thế nào cũng được tiếng thơm là người Thăng Long - Hà Nội.
Vậy thế nào là người thanh lịch? Người thanh lịch là con người trong sáng (thanh) và lịch sự (lịch). Con người biết nói hai từ “xin lỗi” và “cảm ơn” đúng lúc, không nhỏ nhen tầm thường và ứng xử tốt.
Tại sao người Hà Nội lại được tiếng là thanh lịch? Vì nước Đại Việt ta từ nghìn năm trước, nơi đâu có trường học lớn nhất nước? Thăng Long. Nơi đâu tổ chức các khoa thi, tụ tập anh tài từ bốn phương tám hướng? Thăng Long. Nơi đâu như có ánh sáng, có khí thiêng sông núi kết tinh như Bấc Đẩu rạng rỡ chiếu khắp giang sơn đất nước? Thăng Long. Chính vì thế mà nhắc tới Thăng Long - Hà Nội, nhắc tới người Hà Nội, mọi người như nhắc tới một nơi đẹp đẽ cao cả, nhắc tới người thông minh, thanh lịch.
Thật diễm phúc cho ai được sinh ra và lớn lên trên đất Hà Nội, để trở thành người Hà Nội. Nhưng Hà Nội ngày hôm nay khác với Hà Nội ngày xưa. Chưa nói tới Hà Nội xa xưa của thời câu ca dao ra đời, chỉ xin so với Hà Nội những năm khói lửa chống Mĩ thôi, đã thấy Hà Nội nay mất đi không ít những nét đáng quý của con người Hà Nội. Người Hà Nội thuở ấy không sợ đạn bom, liều thân mình vì người khác. Đối xử với nhau tốt đẹp, họ có tấm lòng mộc mạc thôi nhưng sao mà ấm áp, sao mà chỉ gặp một lần cũng nhớ mãi. Và giữa một thời bom dội, họ luôn đứng thẳng, từ trong sâu thẳm nơi trái tim tràn ngập một niềm tin: “Chân ta bước lòng ung dung tự hào, kìa nòng pháo vẫn vươn lên trời cao! ”. Nên “Hà Nội đó niềm tin yêu hi vọng của núi sông hôm nay và mai sau”. Người Hà Nội ngày nay khá phức tạp. Có những người sống vì bạo lực và cũng vì bạo lực mà bỏ mạng uổng phí. Có kẻ suốt ngày trong ánh đèn mờ ảo của những vũ trường. Song cũng rất may là còn có những người hiền lành, tử tế, chăm chỉ. Nhờ họ mà đất Hà Nội, nếp sông người Hà Nội vẫn đẹp.
Không thể có một đất nước hạnh phúc khi không có cuộc sống an ninh ổn định trên đất nước ấy. Mà cơ sở làm nên sự an ninh ấy là cuộc sống có văn hóa. Cuộc sống văn hóa mới không thể cắt lìa với cội nguồn. Có lẽ vì thế mà những năm gần đây, nhà trường và xã hội đều quan tâm giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa dân tộc. Thủ đô ta cũng trong trào lưu dó. Một trong những nội dung đó là chúng ta quan tâm giữ gìn và phát huy nếp sông thanh lịch của người Thủ đô. Bởi thế chúng ta thường được nghe nhắc nhiều đến câu ca dao xưa, vốn là niềm tự hào của Thủ đô ta:
Chẳng tham cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.