Nghị luận về câu ca dao bầu ơi thương lấy bí cùng
Ca dao Việt Nam là kho tàng kinh nghiệm sống cũng là kho lưu trữ truyền thống đạo lí, tình cảm của nhân dân ta từ xa xưa. Trong cuộc sống không ngừng đấu tranh với thiên nhiên và chiến đấu chông kẻ thù chung, tổ tiên ta đã từng khuyên dặn nhau: “Bầu ơi thương thấy bí cùng, ...
Ca dao Việt Nam là kho tàng kinh nghiệm sống cũng là kho lưu trữ truyền thống đạo lí, tình cảm của nhân dân ta từ xa xưa. Trong cuộc sống không ngừng đấu tranh với thiên nhiên và chiến đấu chông kẻ thù chung, tổ tiên ta đã từng khuyên dặn nhau:
“Bầu ơi thương thấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Câu ca dao có ý nghĩa gì?
Đó là một lời căn dặn về tình yêu thương đùm bọc.
Bầu và bí tuy là hai giống khác nhau nhưng lại được trồng chung một mảnh đất, leo chung một giàn, tức là cùng chung cảnh ngộ, có chung một điều kiện sống, chớ có ghét bỏ nhau, mà phải thương lấy nhau. Bầu chớ chê bí nhám hơn bầu. Bí cũng chớ đừng vì hoa bí vàng, hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn mà xa rời nhau.
Vì sao vậy? Vì đã chung một giàn tức là cùng chung phận. Mưa thuận gió hòa ư? Bầu, bí rồi cùng khô héo với nhau. Một ngày kia nếu chẳng may giàn đổ, bí mà thân gãy lá rụng, chẳng lẽ bầu lại một mình giữ được tươi xanh?
Nghĩa đen của câu ca dao là thế. Nhưng tất nhiên câu ca không phải được tạo nên để kêu gọi cây bầu cây bí là những giống vô tri. Bằng cách diễn đạt kín đáo thường gặp của ca dao, tục ngữ, đằng sau biện pháp nhân hóa, câu ca dao này ngụ một ẩn ý sâu xa, một lời khuyên vừa kín đáo vừa chân thành, một lời kêu gọi thiết tha cho con người.
Người ta ở đời, không phải ai cũng như ai, người ta có thể “khác giống”, khác nhau về nguồn gốc, về hoàn cảnh, điều kiện sống riêng, có người là “giống bầu”, có người là “giống bí”. Nhưng bên trên những cái khác nhau đó, nhiều người, nhiều lúc, lại có chỗ giống nhau, cùng sống chung trong những điều kiện, những cảnh ngộ như nhau, cùng “chung một giàn” với nhau. Trong một xã hội, ta có biết bao cái chung như vậy. Chung Tổ quốc, ấy là tình đồng bào. Chung làng xóm, ấy làtình đồng hương. Chung trường học, ấy là tình đồng môn. Chung cảnh ngộ, ấy là bạn đồng cảnh. Chung một nghề, ấy là bạn đồng nghiệp. Chung họ hàng, ấy là tình đồng tông...
Vượt lên trên những khác biệt nhỏ, vì sự giống nhau của một điều chung lớn, con người phải biết thương yêu nhau, giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết với nhau.
Vì sao vậy? Bởi vì chính tình cảnh “chung một giàn” giữa người này vởi người khác tạo nên cho con người mối quan hệ ràng buộc, những đau khổ và hạnh phúc chung, những niềm vui nỗi buồn chung, những lo liệu và khát khao chung, những thương yêu và hận thù chung. Chẳng hạn, trong những thời kì đất nước bị ngoại bang thống trị, như thời ngàn năm Bắc thuộc hoặc gần một trăm năm Pháp thuộc, người Việt Nam, có người sang, kẻ hèn, người làm thầy, kẻ làm thợ, “khác giông” với nhau vì nhiều thứ nhưng tất cả đều chịu cái khổ của người dân mất nước, cái nhục chung của người dân nô lệ và có chung niềm mong muôn nước nhà được giải phóng, dân tộc được tự do. Vì những điều chung ấy, mọi người Việt Nam phải thương lấy nhau, bảo vệ nhau, đoàn kết gắn bó với nhau. Đó không chỉ là đòi hỏi của tình cảm mà còn là yêu cầu sống còn trước sự ức hiếp, đe dọa của kẻ thù chung.
Dưới ách thống trị của giai cấp phong kiến, những người nông dân, dẫu khác nhau vì nhiều thứ, vẫn cùng chung nhau những tai họa và đau khổ: mưa nắng bão lụt của trời đất, sưu thuế, phu phen của vua quan, tô tức của địa chủ, đè nén ức hiếp của cường hào. Nếu không nương tựa vào nhau khi khốn khó, giúp đỡ nhau khi tắt lửa tối đèn, làm sao họ có thể tồn tại được qua hàng ngàn năm?
Theo em, câu ca dao trên hẳn đã ra đời từ mấy ngàn năm qua, khi nhân dân Việt Nam phải đương đầu với nhiều kẻ thù, đối phó với nhiều tai họa. Đã có những lời kêu gọi như thế:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Hoặc: “Khôn ngoan đá đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.
Câu ca dao trên là sự tổng hợp những kinh nghiệm sống rất phong phú, là bài học lớn mà nhân dân ta đã thu hoạch được qua hàng trăm, hàng ngàn năm lao động và đấu tranh. Đó là một lời nhắn nhủ thiếttha của cha ông truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, là lời kêu gọi tình tương ái tương thân, yêu thương đoàn kết.
Hơn lúc nào hết, trong những khó khăn gian khổ, mỗi người dân Việt Nam phải suy nghĩ và hành động theo lời nhắn nhủ của câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy hí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Câu ca dao làm cho em hiểu vì sao nhân dân ta chiến thắng bao kẻ xâm lăng tàn bạo để bảo vệ Tổ quốc, nòi giống.
Ngày nay, câu ca dao ấy vẫn là lời kêu gọi đoàn kêt thương yêu đối với người dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa.