12/02/2018, 16:40

Nghị luận văn học về tác phẩm Chinh Phụ Ngâm Khúc

() – trong tác phẩm văn học lớp 10. ( Bài nghị luận của cô Trần Thị Hoài An trường THPT Chu Văn An) Đề bài: Nghị luận văn học về Chinh phụ ngâm khúc (Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ). BÀI LÀM Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã bộc lộ ...

() –  trong tác phẩm văn học lớp 10. ( Bài nghị luận của cô Trần Thị Hoài An trường THPT Chu Văn An)

Đề bài: Nghị luận văn học về Chinh phụ ngâm khúc (Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ).

BÀI LÀM

       Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã bộc lộ rõ được tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người vợ nhớ chồng ra trận trinh chiến và thể hiện rõ được nghệ thuật miêu tả tâm trạng của hai tác giả Đặng – Đoàn, trong đó không thể không nhắc đến nghệ thuật diễn Nôm đặc sắc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Bức tâm tình người chinh phụ trong đoạn trích này thể hiện rõ nỗi nhớ mong chồng, khao khát một cuộc sống gia đình bình dị, yên ấm và ước mong một ngày vợ chồng đoàn tụ.

      Trong toàn bộ tác phẩm chinh phụ ngâm tâm tình người phụ nữ được tác giả diễn tả đặc sắc tinh tế đó là tâm tình người chinh phụ nhớ mong chồng khao khát cuộc sống gia đình bình dị, ước mong về ngày đoàn tụ vợ chồng. Đó là khát vọng của biết bao người phụ nữ trong xã hội đang phải sống trong cảnh loạn lạc, chiến tranh liên miên. Đoạn trích " Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" cho ta thấy rõ tâm trạng người phụ nữ thông qua nghệ thuật miêu tả tâm trạng bậc thầy của tác giả Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm.

 Tình cảnh nổi bật của người phụ nữ nói chung, chinh phụ nói riêng đó là: Cô đơn, chống vắng, lẻ loi. Người chinh phụ xuất hiện như có như không, như tỉnh, như thức trong từng bước đi từng động tác trong mối quan hệ không gian và thời gian.

" Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?"

Trong những  câu thơ đầu hình ảnh quan trọng được tô đậm nhấm mạnh trở đi trở lại là tấm rèm và bóng đèn, người chinh phụ ngồi rèm thưa mà trông ra ngoài đợi tin chồng nhưng chẳng thấy đâu, cuộc sống nơi trong rèm, ngoài rèm hiên vắng chính là cuộc sống nơi phòng khêu. Là sự bó buộc, trói buộc trong một không gian chật hẹp, tù đọng mà người chinh phụ phải chịu đựng đó cũng là sự trói buộc của xã hội của tất cả người phụ nữ trong xã hội Nam quyền xưa.

Trong rèm giường đã có đèn biết chăng?

Dưới hình thức câu hỏi tu từ nhưng lại nhấn mạnh khoảng thời gian đêm khuya đèn sáng làm tôn thêm vẻ vắng lặng cô đơn người chinh phụ. Hình ảnh đèn và bóng người trong câu thơ gợi ta nhớ hình ảnh Vũ Nương trong chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ. Nhưng nếu như bóng nàng Vũ Nương trên tường mỗi khi đêm về là đối tượng để nàng trò truyện với con để gắn kết tình cha con của bé Đân thì hình ảnh bóng người khá thương trong câu thơ càng tô đậm tình cảm đau khổ người chinh phụ một mình đối diện với chính mình. Hai cuộc đời hai số phận nhưng họ đều chung cảnh ngộ trông ngóng người chồng đi đánh trận từ đó thấy rằng thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia hiện lên đáng thương, đáng sẻ chia họ như mất hết sức sống, đã bị vật hóa tựa như tàn đèn cháy để kết lại đầu, bấc. Bây giờ họ chỉ là bóng người là hiện thân kiếp hoa đèn tàn lụi.

nghi-luan-van-hoc-ve-tac-pham-chinh-phu-ngam-khucnghi-luan-van-hoc-ve-tac-pham-chinh-phu-ngam-khuc

Ngay cảnh vật và sự sống bên ngoài cũng nhuốm vẻ tai thương chập chờn bất định không dễ nắm bắt với " Tiếng gà eo óc gáy xương năm trống" rồi " hè phất phơ rả bóng bốn bên thời gian trôi đi người chinh phụ không chỉ chờ đợi ngóng chông ban ngày, ngay cả đêm khuya nàng vẫn nhớ nung sâu muội.

" Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa."

Trong sự chờ đợi người chinh phụ thấy một khoảng thời gian nhắn một khắc, một giờ mà dài như một năm mối sầu trào dâng như biển lớn mênh mang những từ láy đằng đắng rải rác tạo âm điệu buồn thương, ngàn xa như tiếng thở dài người thiếu phụ đăm đắm chờ chồng nếu người thiếu phụ TQ. Trong " Nỗi oán người phòng khuê" bước lên lầu để ngóng chồng, trang điểm, nhìn màu dương liễu hối hận để chồng đi, thì người chinh phụ trong chinh phụ ngâm đã tìm đến những việc làm để vơi đi nỗi nhớ chồng, hương gượng đốt, gương nguội soi…nàng còn rơi vào cảnh bi thảm hơn người thiếu phụ TQ. Khi mà nàng mang tìm được sự thanh thản nhưng kết quả Hồn đà mê man, lệ chứa chan, gượng gảy đàn những lo sợ… rõ ràng vì nhớ thương mong ngóng chồng mà khiến người chinh phụ thêm sót xa lo lắng, tâm trạng ấy cứ đan xen đeo bám nàng. Khiến nàng càng đau khổ, vô vọng.

Từ nỗi niềm chờ mong khắc khoải người chinh phụ đã rãi bày khát vọng của mình đó là nhu cầu tâm lí chung của những người sống trong xa cách.

" Lòng này gửi gió đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên."

Câu hỏi tu từ kết hợp cử chỉ trân trọng đã thể hiện tình cảm thiêng liêng trong lòng người chinh phụ, hình ảnh ước lệ: Non yên địa danh Trung Quốc. Kết hợp từ ngữ: Cò tiến, nghìn vàng, xin. Khiến cách biểu đạt trang trọng cổ kính và thể hiện sự nhún mình, năn nỉ người chinh phụ nhưng câu thơ sau đó lại như phủ nhận ước vọng của nàng.

" Non Yên dù chẳng tới miền" để rồi nàng lại trở về với nỗi nhớ và nỗi nhớ  ấy tràn ra cả không gian rộng lớn nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời trong hình ảnh khoa trương có cả thời gian thường nhớ đằng đẵng có cả không gian chia li rộng lớn mà chỉ kích thước vũ trụ đường lên bằng trời mới sánh kịp nhưng thời gian đằng đẵng, không gian xa cách vô tận chính là đã khắc họa sâu hơn nỗi cô đơn trong lòng người chinh phụ.

"Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.".

Mỗi từ ngữ trong câu thơ đều thấm đẫm tâm trạng người chinh phụ thăm thẳm gợi độ sâu, cao nỗi nhớ và nó còn ngầm ý oán trách từ đau đáu như thể hiện sự dõi nhìn tập chung cao độ cùng nỗi đau, thèm khát trong trái tim yêu thương của người chinh phụ. Những từ láy thuần việt được vận dụng linh hoạt tài tình đã thể hiện tài năng tác giả trong việc hiện thực hóa cung bậc trạng thái cảm xúc người chinh phụ.

Hai câu cuối cảnh và tình thâm nhập thẩm thấu tạo ra hình ảnh thẩm thấu não nề.

" Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.".

Câu thơ gợi chúng ta nhớ đến một câu " Người buồn cảnh đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Tác giả chinh phụ ngâm đã nói lên hiện tượng cụ thể nỗi lòng hoàn toàn phơi bày ra ngoài cảnh vật. Cành cây sương đượm đã buốt giá, tiếng trùng đã ảo não lại còn mưa phun càng thêm giá buốt. Âm thanh một cõi lòng hòa âm thanh cảnh vật tâm trạng và tình cảnh người chinh phụ đã lẩn khuất trong hình ảnh âm điệu thiên nhiên, sao động lòng người.

Trên phương diện nghệ thuật thể thơ song thất lục bát với kiểu kết hợp hai câu bảy chữ kiểu đường thi cảm xúc đăng đối và câu thơ lục bát truyền thốn giàu âm điệu gợi cảm, gợi hình đã tạo nhịp điệu buồn thương man mát nỗi dài không riết trong tâm trạng người chinh phụ sự kết hợp hình ảnh từ ngữ mang tính biểu tượng đường thi với từ ngữ thuần việt giàu sắc thái biểu cảm tạo nét độc đáo cho thơ chung, chinh phụ ngâm riêng.

      Đoạn trích là tiếng kêu thương người phụ nữ chờ chồng nhớ thương người chồng trinh chiến phương xa, tình cảnh lẻ loi đó được chiếu ứng trong cảnh chờ đợi thời gian đằng đẵng, không gian trống vắng bủa vây bốn bề cuộc sống vô vị mất sinh khí ở đó người phụ nữ sống trong cô đơn mất niềm tin, vui sống và không có trên hệ gắn bó cuộc đời rộng lớn đó chính là tình cảm người phụ nữ một thời qua đó tác giả tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêu người trai ra trận và bao nhiêu người chinh phụ tựa cửa đợi chồng. Mặt khác tác phẩm còn lên tiếng nói đòi quyền sống hạnh phúc lứa đôi người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế. Đó chính là giá trị hiện thực nhân đạo mà tác phẩm thể hiện thành công.

Tác giả: Cô Trần Thị Hoài An

0