11/01/2018, 00:22

Nghệ thuật miêu tả trong đoạn trích Cảnh ngày xuân. Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du .

Nghệ thuật miêu tả trong đoạn trích Cảnh ngày xuân. Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du . Đoạn thơ có kết cấu hợp lí, ngôn ngữ tạo hình, kết hợp bút pháp tả và bút pháp gợi. ...

Nghệ thuật miêu tả trong đoạn trích Cảnh ngày xuân. Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du .

Đoạn thơ có kết cấu hợp lí, ngôn ngữ tạo hình, kết hợp bút pháp tả và bút pháp gợi.

Trong Truyện Kiều có nhiều đoạn miêu tả thiên nhiên đặc sắc.

Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh xuân đẹp, bối cảnh cuộc gặp gỡ Kim - Kiều.

Cảnh ngày xuân:

Thời gian thấm thoát trôi mau, tiết trời đã sang tháng ba, những con én vẫn rộn ràng trên bầu trời trong sáng. Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân. Thảm cỏ non trải rộng đến chân trời, trên nền trời xanh non điểm xuyết vài hoa lê trắng. Màu sắc hài hòa tuyệt diệu gợi nét đặc trưng mùa xuân: Mới mẻ tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non) khoáng đạt, trong trẻo( xanh tận chân trời); nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa) tô điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn.

Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh:

Các hoạt động của lễ tảo mộ: viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ người thân...) Hội đạp thanh (đi chơi ở chốn đồng quê).

Phân tích giá trị biểu cảm của các danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân: gợi tả cảnh đông vui, nhiều người đi trẩy hội; các động từ (sắm sửa, dập dìu) gợi tả sự rộn ràng, náo nhiệt của cảnh ngày xuân; các tính từ gần xa, nô nức) làm rõ tâm trạng vui tươi của người đi trẩy hội. Hình ảnh ẩn dụ “nô nức yến anh” đã làm nổi bật không khí hội xuân nhộn nhịp, dập dìu nam thanh, nữ tú quấn quýt cùng đi vui hội xuân.

Khắc họa truyền thống lễ hội văn hóa xa xưa trong tiết Thanh minh.

Cảnh chị em du xuân trở về:

Cảnh tan hội lúc chiều tàn không còn nhộn nhịp, rộn ràng mà nhạt dần, sâu lắng dần, cảnh nhuốm màu tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình.

Những từ láy (tà tà. thanh thanh, nao nao) biểu đạt sắc thái cảnh vật, bộc lộ tâm trạng con người.

Tất cả những chuyển động trở nên chậm hơn, không còn tưng bừng như ở phần trước. Cảnh vật ấy như diễn tả tâm trạng luyến tiếc một ngày vui sắp tàn của chị em Thúy Kiều. Đây cùng là tài năng của Nguyễn Du khi chuẩn bị để nhân vật Thúy Kiều gặp mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng.

Đoạn thơ có kết cấu hợp lí, ngôn ngữ tạo hình, kết hợp bút pháp tả và bút pháp gợi.

Trích: loigiaihay.com

0