Nghe được âm thanh dưới lòng đất từ hố sâu Kola
Dựa trên thành quả đạt được của 2 hố khoan sâu nhất vào lòng đất, các nhà khoa học đã kết hợp với các biện pháp kỹ thuật hiện đại để có thể "nghe" được những âm thanh phát ra từ các địa tầng dưới lòng đất . Đây là một trong những phát hiện giúp con người có thể hiểu hơn điều bí ẩn về hành tinh nơi ...
Dựa trên thành quả đạt được của 2 hố khoan sâu nhất vào lòng đất, các nhà khoa học đã kết hợp với các biện pháp kỹ thuật hiện đại để có thể "nghe" được những âm thanh phát ra từ các địa tầng dưới lòng đất. Đây là một trong những phát hiện giúp con người có thể hiểu hơn điều bí ẩn về hành tinh nơi chúng ta đang sống.
>>>
Vào tháng 9 năm 1990, một nhóm các nhà khoa học Đức đã thực hiện dự án mang tên Continental Deep Drilling Program (còn gọi là hố sâu KTB) đặt một mũi khoan tại miền nam nước Đức, tạo nên một lỗ khoan sâu đến 9,6km xuống mặt đất nhằm "nhìn" vào các địa tầng bên dưới. Đây là nơi từng 2 mảng lục địa đã từng sáp nhập với nhau tạo nên siêu lục địa Pangaea cách đây 300 triệu năm. Hơn 120 nhà khoa học đã khoan từ mặt đất xuyên qua các lớp địa chấn, lớp Hidro lỏng và đến địa tầng có nhiệt độ lên đến 315oC.
Hình ảnh dự án Continental Deep Drilling Program của các nhà khoa học Đức (Nguồn: Wiki)
Dự án đã mang lại những kết quả hết sức bất ngờ về cấu trúc bên trong Trái Đất bao gồm bản đồ nhiệt độ các lớp địa chất, thông tin mới về áp lực địa chấn và những hình ảnh ấn tượng về các địa tầng xếp chồng lên nhau.
Bên cạnh đó, một dự án khác mang tên "Siêu hố sâu Kola" do Liên Xô thực hiện từ năm 1970 đã khoan xuống độ sâu 12.262 m tại bán đảo Kola phía đông bắc Phần Lan, thuộc khu vực Bắc Cực. Dự án Kola đã khoan đến lãnh nguyên lạnh (độ sau khoảng 15.000 mét) và chạm tới lớp địa chất có niên đại lên đến 2,5 tỷ năm. Tuy nhiên, sau đó dự án bị mất nguồn tài trợ và chính thức ngừng lại vào năm 2008. Hiện nay, vị trí mũi khoan đã được phủ lại bởi một tấm kim loại đóng chặt.
Đối với các nhà khoa học hiện tại, các kỳ công mà lỗ khoan thăm dò KTB và Kola mang lại là tất cả những gì mà con người có thể biết được về bên trong lòng đất. Ngoài ra, bằng kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học cũng đã khám phá ra được âm thanh bên dưới lòng đất là như thế nào? Một dự án nghiên cứu địa chất mở rộng do Trung tâm nghiên cứu khoa học địa chất Đức (hiện đang quản lý hố khoan KTB) kết hợp với nghệ sĩ Lotte Geeven đã "nghe" được những âm thanh bên trong trái đất dựa vào kết quả thu được từ lỗ khoan KTB.
Dựa vào các tài liệu cung cấp được kết hợp với một máy đọc địa chấn, Geeven đã khám phá được âm thanh cường độ cao từ dưới lòng đất. Cô miêu tả đó là những tiếng vang trầm ấm và những tiếng răng rắc của địa chất. Đây là những âm thanh gần lõi trái đất nhất mà con người có thể nghe được.
Ảnh chụp hố sâu Kola được niêm phong vào tháng 8 năm 2012 (Nguồn: Wiki)
Một nghệ sĩ khác là Doug Aitken cũng đang dùng ngôi nhà của mình tại California để "nghe" được những âm thanh của lớp địa chất trái đất. Aitken đang sống trong ngôi nhà có tên Sonic House được trang bị 9 micro địa chất, mỗi chiếc được thiết kế để thu lại những tiếng rì rầm và kẽo kẹt do các địa tầng dưới lòng đất phát ra.
Ngoài ra, còn có một chương trình mang tên "Sounds of Seimic" được thiết lập cũng nhằm ghi lại các âm thanh do các địa tầng phát ra. Đây là chương trình ghi nhận trực tiếp các âm thanh địa chất khác nhau từ nhiều nơi trên thế giới và kết hợp lại thành một âm thanh hoàn chỉnh.
Một dự án với mục đích tương tự là lắng nghe âm thanh của mặt đất trong những trận địa chấn cũng đang được Tổ chức địa chấn Mỹ thực hiện tại trang web "Listening to Earthquakes". Tại đây, người dùng có thể nghe các âm thanh của các địa tầng phát ra ra xuất hiện các cơn địa chấn hay động đất. Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày 11/9, chuyên gia âm thanh Mark Bian đã phát hành đoạn audio chứa âm thanh của cơn địa chất vào lúc Trung tâm thương mại thế giới tại New York sụp đổ. Các bạn có thể nghe thử đoạn audio trên dưới đây.
Những âm thanh phát ra từ lòng trái đất được mỗi người nghe cảm nhận theo một cách khác nhau. Có người cho rằng đó là một "tiếng hú u sầu", người khác lại nhận xét nó như "một tiếng chuông gõ nhịp trong quá trình tạo nên lịch sử". Tuy nhiên, điều quan trọng là con người đã dần khám phá ra được những bí ẩn sâu xa nhất bên dưới chân mình nhờ vào các thành quả của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.