Ngày Tết ở làng quê
Những ngày giáp tết ở làng quê Việt Nam rạo rực một không khí khác thường. Ai ai cũng tất bật, vội vã trong từng công việc để chuẩn bị cho giao thừa sắp đến. Nhắc đến tết nguyên đán ngày xưa sau lũy tre làng là nhắc đến nét đẹp đậm đà bản sắc dân tộc và cũng ...
Những ngày giáp tết ở làng quê Việt Nam rạo rực một không khí khác thường. Ai ai cũng tất bật, vội vã trong từng công việc để chuẩn bị cho giao thừa sắp đến. Nhắc đến tết nguyên đán ngày xưa sau lũy tre làng là nhắc đến nét đẹp đậm đà bản sắc dân tộc và cũng dễ hiểu hơn đời sống sinh hoạt của ông cha ta xưa.
Khi mà công việc đồng án tạm ổn, thì tất cả bà con mới lo việc trong nhà. Trước những ngày giáp tết thì đường xá, làng xóm được sửa sang, vệ sinh sạch sẽ. Ở đình làng, đèn chùa được quét lại nước vôi trắng xóa, tất cả trở nên mới mẻ và khang trang hơn rất nhiều. Lúc này sẽ thấy một bầu không khí Tết tràn ngập khắp nơi.
Nơi mà không khí tết hiện hữu rõ nhất là ở các chợ. Chợ tết ngày xưa đơn giản lắm, hàng hóa chủ yếu là cây nhà lá vườn của bà con trong làng. Đàn ông con trai thì lo chuẩn bị tết ở nhà, các bà các mẹ thì lo đi chợ sắm tết. Cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn vật chất lắm, nên chỉ khi tết đến trẻ con mới được bố mẹ sắm cho quần áo mới. Được mặc những bộ cánh mới đó là niềm vui không gì sanh bằng của tuổi thơ ngày đó.
Và dù bận việc đến đâu thì ngày 23 tháng chạp hàng năm ông bà ta ko quên làm lễ đưa ông Táo về trời. Trong lễ đưa ông táo về trời, các mẹ thường làm một mâm xôi chè để cúng bếp. có nhà còn có thêm xxo nước bỏ mấy con cá chéo đặt trước bếp để làm ngựa đưa ông táo lên trời. Mỗi làng quê có một ngôi mộ lớn mà bà con gọi là mả làng. Vào ngày tết thì dân làng thường tổ chức xén cỏ, vun đắp, thắp nhăng. Hoa quả, trầm trà nghi ngút khói làm ấm lên những nấm mồ vắng vẻ hằng ngày. Tình làng nghĩa xóm càng thắt chặt …