Ngành thông tin liên lạc...
Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc – Ngành thông tin liên lạc. Thông tin liên lạc gồm 2 hoạt động chính là bưu chính và viễn thông. Thông tin liên lạc gồm 2 hoạt động chính là bưu chính và viễn thông. a)Bưu chính Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính là có ...
Thông tin liên lạc gồm 2 hoạt động chính là bưu chính và viễn thông.
a)Bưu chính
Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính là có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. Toàn bộ mạng lưới Bưu chính Việt Nam có hơn 300 bưu cục với bán kính phục vụ với bán kính phục vụ là 5,85 km/bưu cục, khoảng 18 nghìn điểm phục vụ với mật độ bình quân 2,3 km/điểm và hơn 8 nghìn điểm bưu điện-văn hóa xã.
Tuy vậy, hoạt động bưu chính vẫn còn những hạn chế: mạng lưới phân bố chưa hợp lí, công nghệ chung còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ ở hầu hết các địa phương vẫn mang tính thủ công, chưa tương xứng với chuẩn quốc, thiếu lao động có trình độ cao…
Trong giai đoạn tới, ngành bưu chính sẽ phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực; bên cạnh các hoạt động công ích sẽ đẩy mạnh các hoạt động knh doanh để đưa Bưu chính trở thành ngành kinh doanh hiệu quả.
b) Viễn thông
Ngành viễn thông ở nước ta có đặc điểm nổi bật là tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại.
-Trước thời kì Đổi mới, mạng lưới và thiết bị viễn thông cũ kĩ lạc hậu; các dịch vụ viễn thông nghèo nàn, chỉ dừng ở mức phục vụ cho các cơ quan, các doanh nghiệp nhà nước và một số cơ sở sản xuất.
Những năm gần đây, Viễn thông Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao, đạt mức trung bình 30%/năm, đến năm 2005 Việt Nam đã có trên 15,8 triệu thuê bao điện thoại, đạt 19 thuê bao/100 dân. Điện thoại đã đến được hầu hết các xã trong toàn quốc.
Công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật, công nghệ mới, hiện đại đang được chú trọng đầu tư. Mạng viễn thông với kĩ thuật lạc hậu được thay bằng mạng kĩ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ. Các tuyến truyền dẫn liên tỉnh viba và cáp quang đã đạt tiêu chuẩn vào loại cao nhất hiện nay. Việt Nam có trên 5000 kênh đi quốc tế qua các hệ thống thông tin vệ tinh và cáp biển hiện đại.
Mạng lưới viễn thông ở nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển.
+Mạng điện thoại: bao gồm mạng nội hạt và mạng đường dài, mạng cố định và mạng di động.
Nhìn chung, mạng điện thoại và số máy điện thoại tăng với tốc độ rất nhanh; trong vòng 15 năm, từ năm 1990 đến năm 2005, số thuê bao điện thoại đã tăng 112 lần; về kĩ thuật, công nghệ đã được số hóa lần hoàn toàn. Tuy vậy, vẫn có sự phân bố rất không đều giữa các vùng và các địa phương trong từng vùng.
+Mạng phi thoại: đang được mở rộng và phát triển với nhiều loại hình dịch vụ mới, kĩ thuật tiên tiến bao gồm: mạng Fax, mạng truyền trang báo trên kênh thông tin.
+Mạng truyền dẫn: được sử dụng với rất nhiều phương thức khác nhau như: mạng dây trần, mạng truyền dẫn Viba, mạng truyền dẫn cáp sợi quang, mạng viễn thông quốc tế.
Mạng lưới viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hội nhập với thế giới qua thông tin vệ tinh và cáp biển. Năm 2005, Việt Nam có hơn 7,5 triệu người sử dụng Internet, chiếm 9,0% dân số, thuộc hạng cao ở châu Á.