25/04/2018, 22:42

Ngành công nghiệp Trung Quốc...

Tiết 2. Kinh tế – Ngành công nghiệp Trung Quốc. Trong quá trình chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”, các xí nghiệp, nhà máy được chủ động… Trong quá trình chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”, các xí nghiệp, nhà ...

Tiết 2. Kinh tế – Ngành công nghiệp Trung Quốc. Trong quá trình chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”, các xí nghiệp, nhà máy được chủ động…

Trong quá trình chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”, các xí nghiệp, nhà máy được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới và cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư. quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.

Trung Quốc là quốc gia khá thành công trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 2004, đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới, đạt 60,6 tỉ USD. Ngoài ra, Trung Quốc còn chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị và chú ý phát triển, ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp.

Từ đầu năm 1994. Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành : chế tạo máy. điện tử. hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng. Đây là những ngành có thể tăng nhanh năng suất và đáp ứng được nhu cầu người dân khi mức sống được cải thiện.

Sự phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy móc tự động đã góp phần quyết định trong việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ. Tàu Thần Châu V của Trung Quốc lần đầu tiên đã chở người bay vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn (tháng 10-2003).

Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc đều tập trung ở miền Đông, đặc biệt ở vùng duyên hải, tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Vũ Hán. Quảng Châu…

Trung Quốc đã sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có ở địa bàn nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, đồ gốm, sứ, dệt may, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng khác. Các ngành này đã thu hút trên 100 triệu lao động và cung cấp tới trên 20% giá trị hàng hóa ở nông thôn.

0