Nếu trường đại học hạ điểm chuẩn quá thấp thì Bộ GD&ĐT sẽ vào cuộc
Sau khi kết thúc xét tuyển đợt 1, nhiều trường đã công bố điểm chuẩn quá thấp để "vét thí sinh". Đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định các trường đại học có quyền xác định mức điểm trúng tuyển nhưng không được hạ xuống quá thấp. Bộ GD&ĐT sẽ vào cuộc nếu có sai phạm. > Đại học Tài nguyên ...
Sau khi kết thúc xét tuyển đợt 1, nhiều trường đã công bố điểm chuẩn quá thấp để "vét thí sinh". Đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định các trường đại học có quyền xác định mức điểm trúng tuyển nhưng không được hạ xuống quá thấp. Bộ GD&ĐT sẽ vào cuộc nếu có sai phạm.
> Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội xét tuyển bổ sung đợt 2 năm 2018
> Đại học Duy Tân công bố điểm xét tuyển bổ sung lần 1 năm 2018
Theo quy định của Bộ GD&ĐT cho kỳ tuyển sinh năm 2018, các trường sẽ tự đưa ra điểm sàn và điểm chuẩn để tuyển sinh sao cho phù hợp với chỉ tiêu đề ra. Chính vì vậy, các trường hạ điểm chuẩn xuống rất thấp để vơ vét thí sinh. Chỉ cần 13 điểm là đủ để đậu đại học. Riêng các thí sinh có điểm ưu tiên thì mỗi môn 4 điểm là có thể vào đại học.
Không được hạ điểm chuẩn thấp hơn điểm sàn
Ông Trần Anh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết các trường tự quyết định điểm trúng tuyển và nhìn chung nhiều trường xác định điểm tiếp nhận hồ sơ là 13.
Về nguyên tắc, các trường xét điểm từ trên xuống dưới, dựa vào số lượng thí sinh đăng ký vào ngành. Khi đủ thí sinh theo chỉ tiêu hoặc nhỉnh hơn một chút để dự phòng, trường lấy mức điểm đó làm chuẩn.
Ông nhận định một số trường có mức trúng tuyển thấp (13 điểm) khả năng do số lượng thí sinh đăng ký vào ngành ít, có khi hạ xuống sàn vẫn chưa đủ chỉ tiêu. Nhưng chắc chắn, điểm chuẩn không thấp hơn điểm sàn mà các trường đã công bố trước đó. Nếu phát hiện trường hợp vi phạm, Bộ GD&ĐT sẽ kiểm tra và xử lý.
Qua đó cho thấy, Bộ GD&ĐT vẫn chưa can thiệp vào vì điểm chuẩn vẫn bằng điểm sàn. Điều này liệu có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo? Con đường vào đại học trở nên quá dễ dàng với thời đại ngày nay.
Chất lượng đào tạo có ảnh hưởng bởi điểm chuẩn?
Năm nay, ĐH Tiền Giang là một trong số những trường lấy điểm trúng tuyển 13 cho nhiều ngành học. Cụ thể, trừ Giáo dục Mầm non có điểm chuẩn 15, các ngành còn lại đều 13 điểm.
Theo PGS.TS Võ Ngọc Hà, hiệu trưởng ĐH Tiền Giang, trường đã nghiên cứu rất kỹ mới đưa ra mức điểm chuẩn này. Điểm chuẩn 13, 14 hay 15 phụ thuộc độ khó của đề thi. Thay vì 5 điểm là ở mức trung bình nhưng với đề năm nay thì có thể 3 4 được xem là trung bình.
Tuy nhiên, ông Hà vẫn đảm bảo điểm chuẩn này không ảnh hưởng gì đến chất lượng đào tạo của trường.
Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều trường hạ điểm chuẩn rất thấp để đủ chỉ tiêu. Chính vì điều này, việc học đại học trở nên dễ dàng và bằng đại học cũng không còn giá trị nhưng trước.
Theo Zing news - Kênh tuyển sinh
> Còn bao nhiêu ngành đang đợi thí sinh xét tuyển bổ sung
> Nghi vấn đặt điểm chuẩn "ảo" của 2 trường cao đẳng sư phạm vì thí sinh trúng tuyển quá ít