25/04/2018, 22:09

Nêu những cảm nhận của anh, (chị) về trích đoạn của bài viết “Nghiên cứu về Nguyễn Du và ‘'Truyện Kiều” {Nhân đọc một quyển...

Truyện Kiều – Nguyễn Du – Nêu những cảm nhận của anh, (chị) về trích đoạn của bài viết “Nghiên cứu về Nguyễn Du và ‘'Truyện Kiều” {Nhân đọc một quyển sách mới) của Đinh Gia Trinh.. Đinh Gia Trinh rất thích câu nói của Rông-xa (Ronsard), nhà thơ Pháp thế kỉ XVI: “Hãy hái ngay ...

Truyện Kiều – Nguyễn Du – Nêu những cảm nhận của anh, (chị) về trích đoạn của bài viết “Nghiên cứu về Nguyễn Du và ‘'Truyện Kiều” {Nhân đọc một quyển sách mới) của Đinh Gia Trinh.. Đinh Gia Trinh rất thích câu nói của Rông-xa (Ronsard), nhà thơ Pháp thế kỉ XVI: “Hãy hái ngay từ hôm nay những đóa hoa hồng của cuộc đời…

Nêu những cảm nhận của anh, (chị) về trích đoạn của bài viết “Nghiên cứu về Nguyễn Du và ‘’Truyện Kiều” (Nhân đọc một quyển sách mới) của Đinh Gia Trinh.

BÀI LÀM

Đinh Gia Trinh rất thích câu nói của Rông-xa (Ronsard), nhà thơ Pháp thế kỉ XVI: “Hãy hái ngay từ hôm nay những đóa hoa hồng của cuộc đời”. Bài viết này của Đinh Gia Trinh chính là “một đóa hồng” mà ông đã hái được ngay từ “hôm nay”, cái thời thanh xuân sôi nổi, đầy nhiệt huyết của ông – năm đó ông 29 tuổi, là một cây bút chủ lực của tạp chí Thanh nghị. Hình ảnh Đinh Gia Trinh hiện lên trong bài viết, là một nhà trí thức có học vấn uyên bác, tư duy nhạy bén, sắc sảo, ông có cách lập luận rất nhẹ nhàng, mềm mỏng nhưng lại rất chặt chẽ, đầy sức thuyết phục, những luận giải của ông rất chừng mực, cẩn trọng , nhưng cũng rất khôn khéo, linh hoạt. Là người có óc hài hước, Đinh Gia Trinh đã làm cho một vấn đề có vẻ khô khan của nghiên cứu văn học trở nên thực sự có sức cuốn hút. Đằng sau những dòng văn đầy chất trí tuệ ấy là trái tim một con người tha thiết yêu chân lí; chân lí của nghệ thuật, chân lí của cuộc đời.

Mở đầu Truyện Kiều Nguyễn Du viết:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Có thể thấy dụng ý của Nguyễn Du, tác phẩm của ông sẽ là minh chứng cho tư tưởng thiên mệnh, cho thuyết tài mệnh tương đố (kết thúc Truyện Kiêu ông lại khái quát.: Ngẫm hay muôn sự tại trời). Đấy là ý đồ chủ quan của tác giả, nhưng tư tưởng khách quan của tác phẩm lại hoàn toàn khác. Qua cuộc đời đau khổ của Thúy Kiều, Truyện Kiều là một lời tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người. Đó là giá trị hiện thực sâu sắc và cũng là giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm.

Khái quát sự phê phán của tác giả với phương pháp phê bình của Nguyễn Bách Khoa là:

“Xem như vậy thì cái phương pháp phê bình cuốn Nguyễn Du và “Truyện Kiều” không phải là một phương pháp khoa học. Tác giả áp dụng một vài thuyết khoa học vào sự xét cá tính của Nguyễn Du, chứ không phải dùng phương pháp khoa học để tìm cái cá tính ấy. Tác giả lại còn đem ngôn ngữ của bệnh học vào sự xét cá tính ấy. Tác giả đã dùng nhiều danh từ khoa học tạo nên cái cảm giác lầm lẫn rằng quyển nghiên cứu của tác giá là một công trình khoa học”.

Sự phê phán của Đinh Gia Trinh là lời cảnh báo: nếu không có thực học, tức học đến nơi đến chốn và nếu không biết vận dụng một cách đúng đắn những gì đã tiếp thu được, người ta rất dễ đi vào gò ép giả tạo, trở thành tù binh của những ý kiến giật gân song lại xa lạ với lương tri thông thường và trở nên lố lăng, bịp bợm, trở thành trò cười của trí tuệ.

(Theo Đoàn Đức Phương)

EllType

0 chủ đề

23825 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0