28/02/2018, 16:47

Nếu không ăn thịt, con người sẽ ra sao?

Có một sự thật là khi con người trở nên dư dả, mọi người thường có xu hướng mua nhiều thịt hơn để ăn. Nhu cầu về thịt tăng cao kéo theo nguồn cung cũng được mở rộng để phát triển, đủ đáp ứng cho người dân. Hậu quả là tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu , việc sử dụng đất ngày ...

Có một sự thật là khi con người trở nên dư dả, mọi người thường có xu hướng mua nhiều thịt hơn để ăn. Nhu cầu về thịt tăng cao kéo theo nguồn cung cũng được mở rộng để phát triển, đủ đáp ứng cho người dân.

Hậu quả là tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, việc sử dụng đất ngày càng trở nên khó kiểm soát.

Nhiều người đặt ra câu hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó, cả thế giới cùng tẩy chay thịt - thay vào đó tất cả mọi người chỉ ăn rau?

Nếu không ăn thịt con người sẽ ra sao?

Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan đánh giá Môi trường Hà Lan đã đưa ra đề án tình hình biến đổi khí hậu nhà kính sẽ ra sao nếu loài người giảm bớt ăn thịt hoặc hơn nữa là hoàn toàn tẩy chay thịt.

Theo con số thống kê, thế giới tiêu thụ khoảng 230 triệu tấn thịt động vật mỗi năm, số lượng lớn gấp đôi ở thời điểm 30 năm trước. Chúng ta thường chăn nuôi và tiêu thụ bốn loại thịt động vật cơ bản: gà - bò - cừu và lợn.

Những loài động vật này cũng đòi hỏi một lượng thức ăn, nước uống và thải ra lượng khí metan khổng lồ, góp phần làm Trái đất ngày một nóng lên.

Nếu không ăn thịt con người sẽ ra sao?

Cùng với đó, chúng còn thải ra môi trường cả núi chất thải hữu cơ, gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước... Nếu tình trạng này tiếp tục tiếp diễn, hành tinh xanh của chúng ta sẽ ngày một "nóng" hơn.

Bởi vậy, các chuyên gia nhận định, việc tẩy chay thịt giúp giảm giá thành ngũ cốc, giảm lượng khí thải carbonic từ nông nghiệp đến 21% vào năm 2050 và tăng khả năng tái sử dụng năng lượng.

Các chuyên gia khẳng định, dù việc ngừng ăn thịt không thể chặn hoàn toàn việc ấm lên của Trái đất nhưng cũng giúp giảm thiểu việc biến đổi khí hậu trong thời gian dài.

Một lợi ích nữa mà các nhà nghiên cứu đề cập đến là những khoảnh đất khổng lồ được thu hồi từ việc chăn nuôi gia súc.

Các khoa học gia Đan Mạch đã tính toán rằng, gần 30% diện tích Trái đất không bị đóng băng được dùng để chăn nuôi bò và trồng cỏ làm nguồn thức ăn cho các loài động vật.

Nếu không ăn thịt con người sẽ ra sao?

Theo đó, sẽ có khoảng 2,7 tỷ hecta đất chăn nuôi sẽ chuyển thành đất tự nhiên, 100 triệu hecta đất dùng để trồng trọt chăn nuôi gia súc sẽ được giải phóng nếu chúng ta cùng từ bỏ thói quen ăn thịt.

Thứ ba, việc tẩy chay thịt trên phạm vi toàn cầu sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ kháng kháng sinh. Hiện nay, thói quen sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi động vật ở điều kiện mất vệ sinh là nguyên nhân chính dẫn đến việc thúc đẩy sự tăng cân và kháng kháng sinh ở con người.

Năm 2013, Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) đã thống kê, có ít nhất 2 triệu người Mỹ bị mắc bệnh do kháng kháng sinh mỗi năm.

Lạm dụng quá nhiều kháng sinh sẽ làm tăng tỷ lệ kháng thuốc, dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn do vi khuẩn đã nhờn thuốc, dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn.

Nếu không ăn thịt con người sẽ ra sao?

Một điểm nữa các chuyên gia muốn đề cập đến là việc thế giới cùng ngừng việc tiêu thụ thịt động vật trong 1 - 2 thế kỷ liệu có đủ để giúp phục hồi nền kinh tế.

Trong báo cáo năm 2010 của Liên Hợp Quốc về việc tàn phá môi trường do ăn thịt có nêu ra, sản xuất thịt gia súc chiếm khoảng 14% tổng sản lượng GDP của cả thế giới.

Tuy nhiên, công việc sản xuất và buôn bán các sản phẩm động vật chiếm khoảng 1,3 tỷ công việc và 987 triệu người trong số đó là người nghèo. Do đó, nếu nhu cầu về việc tiêu thụ sản phẩm thịt bỗng dưng biến mất thì những người này sẽ chưa biết tiếp tục cuộc sống ra sao.

Nếu không ăn thịt con người sẽ ra sao?

Dù đưa nhiều lập luận nhưng các chuyên gia khẳng định rằng, việc tưởng tượng ra viễn cảnh tất cả mọi người trên thế giới đều không ăn thịt sẽ không trở thành hiện thực.

Nhưng mỗi người cũng nên cố gắng giảm bớt phần nào lượng tiêu thụ thịt động vật. Việc làm này có thể giúp hạn chế bớt lượng khí thải metan từ gia súc, cừu, dê cũng như thu hồi một phần diện tích đất dành cho việc chăn nuôi.

Bởi lẽ, đến năm 2050, khi dân số thế giới tăng lên 9 tỷ người, nếu không thể thu hồi 25% diện tích đất dùng cho việc chăn nuôi, chúng ta sẽ không còn có nơi để sinh sống.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

0