28/02/2018, 11:05

Não bộ của chúng ta rất "nhẹ dạ cả tin"?

Chỉ qua một cuộc phỏng vấn vài tiếng đồng hồ, não bộ sẽ tin rằng chúng ta từng phạm tội và cần phải vào tù. >>> Các nhà nghiên cứu tâm lý thuộc Đại học Bedfordshire mới đây vừa công bố một thông tin cực sốc: phần lớn người vô tội đều có khả năng bị "thôi miên" để tin rằng bản ...

Chỉ qua một cuộc phỏng vấn vài tiếng đồng hồ, não bộ sẽ tin rằng chúng ta từng phạm tội và cần phải vào tù.

>>> 

Các nhà nghiên cứu tâm lý thuộc Đại học Bedfordshire mới đây vừa công bố một thông tin cực sốc: phần lớn người vô tội đều có khả năng bị "thôi miên" để tin rằng bản thân đã vi phạm pháp luật.

Não bộ của chúng ta rất

Theo đó, một thử nghiệm đã được tiến hành trên 60 sinh viên không có bất cứ tiền án hay tiền sự nào. Các nhà tâm lý học đã liên lạc với cha mẹ của tình nguyện viên và yêu cầu họ cung cấp các thông tin cần thiết về con của họ.

Từ những dữ liệu thu được, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn tình nguyện viên trong 3 lần, mỗi lần kéo dài 40 phút. Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên, các sinh viên sẽ được nghe hai sự kiện họ từng trải qua trong quá khứ. Một trong hai câu chuyện là thật, còn lại là sự kiện giả nhưng lồng ghép các chi tiết thật do bố mẹ họ cung cấp.

Não bộ của chúng ta rất

Đối với hai cuộc phỏng vấn sau, tình nguyện viên được yêu cầu nhớ và kể lại hai câu chuyện trên. Nội dung của sự kiện giả được sử dụng liên quan tới cảnh sát, các cuộc tấn công, trộm cắp tài sản…

Não bộ của chúng ta rất
Những câu chuyện khác nhau được kể lại lồng ghép các chi tiết thật giả lẫn lộn

Sau 3 cuộc phỏng vấn, kết quả thu được thật đáng ngạc nhiên: hơn 70% các tình nguyện viên tin rằng sự kiện giả liên quan tới hành vi trộm cắp, phạm tội là có thật và họ kể lại chúng rất chi tiết mà không hay biết đó là giả.

Não bộ của chúng ta rất
Hầu hết các tình nguyện viên đều tin là mình đã phạm tội và cần phải bị bắt ngay

Lý giải thí nghiệm này, các nhà tâm lý cho rằng: não bộ con người về cơ bản rất dễ bị lừa phỉnh. Việc kể các câu chuyện quá khứ cho các tình nguyện viên nghe được gọi là kĩ thuật truy xuất kí ức. Song song với đó, họ cố tình gây dựng kí ức giả bằng cách lồng ghép sự kiện có thật với sự kiện giả cũng như thêm vào những chi tiết có thật ngẫu nhiên.

Não bộ của chúng ta rất
Con người trông như vậy nhưng thực ra rất dễ bị lừa phỉnh

Hệ quả là sau vài tiếng đồng hồ, con người tin rằng kí ức giả của mình là thật và nghĩ rằng bản thân họ đã từng gây ra những tội lỗi nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu kết luận: “Đây là thí nghiệm đầu tiên cung cấp bằng chứng về việc tạo dựng kí ức tội phạm ở nhiều người trong hoàn cảnh được kiểm soát”.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Psychological Science.

0