Muỗi đốt có làm lây nhiễm HIV không?
Muỗi đốt không làm lây nhiễm HIV, điều này đã được khoa học chứng minh.HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường và vết côn trùng đốt, trong đó có muỗi.HIV không sống trong cơ thể sinh vật khác ngoài con người. Khi vào trong cơ thể muỗi, virus HIV bị bất hoạt do đó mất khả năng lây nhiễm, hơn nữa ...
Muỗi đốt không làm lây nhiễm HIV, điều này đã được khoa học chứng minh.HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường và vết côn trùng đốt, trong đó có muỗi.HIV không sống trong cơ thể sinh vật khác ngoài con người. Khi vào trong cơ thể muỗi, virus HIV bị bất hoạt do đó mất khả năng lây nhiễm, hơn nữa muỗi chỉ hút máu chứ không bơm máu vào cơ thể, "kim tiêm" của muỗi rất bé không đủ để gây lây nhiễm…Khi muỗi đốt người, nó đã hút máu vào trong ruột của nó, tại đây, axít trong dạ dày của muỗi đã tiêu diệt HIV. Mặt khác trước khi hút máu, muỗi tiết nước bọt có chất chống đông để giúp cho nó hút máu dễ dàng hơn, tuyến nước bọt và tuyến hút máu nằm tách biệt nhau trong vòi của muỗi, tuyến hút máu có cấu trúc phức tạp, không giống như một ống kim tiêm. Kết quả là máu được hút theo hướng duy nhất và không bị bơm ngược vào máu của người bị đốt.Vậy nên, các nhân viên y tế làm cùng ngành về HIV với thời gian lên đến 10-15 năm mà vẫn không có dấu hiệu nhiễm bệnh. Ở nhiều gia đình, những người chăm sóc bệnh nhân HIV vẫn an toàn bất kể muỗi xuất hiện từng đàn vào mùa mưa. Nói như vậy để xác thực thêm tính vô hại của côn trùng trong việc gieo mầm bệnh HIV.Do vậy, chúng ta không nên lo ngại về đường lây này. Có thể thoải mái tiếp xúc với người nhiễm vì các tiếp xúc thông thường như ngồi chung, ăn chung, ngủ chung giường… đều không làm lây nhiễm HIV.Tuy nhiên, muỗi lại có khả năng lây truyền ký sinh trùng sốt rét và một số virut gây bệnh khác, là do ký sinh trùng sốt rét và các virut này có thể phát triển trong ruột muỗi, sau đó di chuyển tới tuyến nước bọt và lây nhiễm sang người bị muỗi đốt.
HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường và vết côn trùng đốt (trong đó có muỗi). Đây là một nhận định đã được khoa học chứng minh.Có nhiều lý luận để giải thích, chẳng hạn: HIV không sống trong cơ thể sinh vật khác ngoài con người. Khi vào trong cơ thể muỗi, virus HIV bị bất hoạt do đó mất khả năng lây nhiễm, hơn nữa muỗi chỉ hút máu chứ không bơm máu vào cơ thể, “kim tiêm” của muỗi rất bé không đủ để gây lây nhiễm… Tất cả các lý luận trên đều nhằm giải thích một sự thật đã được khẳng định bằng các số liệu thống kê cho thấy chưa có ca nhiễm nào ghi nhận lây qua đường muỗi chích.
Ở nước ta hoạt động chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV đã được triển khai rộng rãi trong 15 năm qua. Dù có vô số lần bị muỗi đốt trong thời gian công tác bên cạnh người bệnh, song chưa một bác sĩ, điều dưỡng hay nhân viên chăm sóc nào bị nhiễm HIV qua đường lây này.
Cá nhân tôi cũng quen biết nhiều nhân viên y tế làm cùng ngành về HIV với thời gian lên đến 10-15 năm mà vẫn không có dấu hiệu nhiễm bệnh. Ở nhiều gia đình, những người chăm sóc bệnh nhân HIV vẫn an toàn bất kể muỗi xuất hiện từng đàn vào mùa mưa. Nói như vậy để xác thực thêm tính vô hại của côn trùng trong việc gieo mầm bệnh HIV.
Do vậy, bạn không nên lo ngại về đường lây này. Có thể thoải mái tiếp xúc với người nhiễm vì các tiếp xúc thông thường như ngồi chung, ăn chung, ngủ chung giường…đều không làm lây nhiễm HIV.