05/07/2018, 23:24

MS269 – Bài học cuộc sống từ truyện Masaro Thật – Như – Đếm

Đề bài: Ngày xưa, ở một xứ nọ, có một vị vua rất yêu đàn gia súc của mình. Khi phải chuyển chúng từ vườn thượng uyển ra nuôi ở ngoài đồi núi, ngài cần một người hoàn toàn tin cậy để trông nom. Cất công đi khắp nơi, cuối cùng, quan quân tìm được bác nông dân Masaro người được coi là thật như đếm. ...

Đề bài: Ngày xưa, ở một xứ nọ, có một vị vua rất yêu đàn gia súc của mình. Khi phải chuyển chúng từ vườn thượng uyển ra nuôi ở ngoài đồi núi, ngài cần một người hoàn toàn tin cậy để trông nom. Cất công đi khắp nơi, cuối cùng, quan quân tìm được bác nông dân Masaro người được coi là thật như đếm. Vua truyền cứ cuối tuần, bác phải vào cung bẩm báo trung thực về đàn gia súc. Mọi việc đều diễn ra tốt đẹp. Sự trung thực của Masaro làm nhà vua rất hài lòng và cũng khiến ngài nhận ra tư cách thấp kém của nhiều cận thần. Do đố kị, quan tể tướng đã dèm pha rằng, trên đời làm gì có người thật thà như thế, và xúc xiểm: lần tới Masaro sẽ nói dối vua. Do tin tưởng Masaro, nhà vua đặt cược: nếu Masaro nói dối, sẽ bị chém đầu. Còn tể tướng cũng cược cả mạng sống của mình, nếu Masaro vẫn nói thật.

Để giúp chồng thắng cược, vợ tể tướng đã cải trang thành một phụ nữ sang trọng, quyến rũ, tìm gặp Masaro ngỏ ý sẵn sàng đổi tất cả trang sức, vàng ngọc cùng nụ hôn để lấy một con cừu, đồng thời bày cho Masaro cách nói dối vua sao cho trót lọt. Nhưng Masaro đã kiên quyết từ chối. Thất bại, bà ta bèn sắm vai một người mẹ đau khổ đang cần sữa bò để cứu đứa con trai duy nhất khỏi trọng bệnh. Lần này Masaro đã mủi lòng, mà tự ý cho đi con bò yêu quý của vua. Đem được con bò về cung, vợ chồng tể tướng yên chí mình thắng cược.

Biết đã phạm trọng tội, Masaro tìm cách nói dối. Nghĩ được cách nào, bác đều tập theo cho nhập vai. Cuối cùng bác đã chọn được cách ưng ý nhất. Khi vào chầu, trước mặt đức vua và quần thần, Masaro đã kể ra hết sự thật. Bác nói rõ ràng con bò ấy cần cho người đàn bà khổ hạnh hơn là cần cho nhà vua, và sẵn sàng chịu tội. Nghe xong, nhà vua khen ngợi Masaro là người không sợ quyền uy và muốn trọng thưởng cho bác. Thật bất ngờ, phần thưởng mà Masaro xin nhà vua lại chính là tha chết cho kẻ thua cược. Hơn thế, bác còn cám ơn ông ta vì nhờ có tình thế này, bác mới biết chắc chắn mình là Masaro Thật – Như – Đếm.

(Phỏng theoMasaro Thật – Như – Đếm, truyện cổ tích Italia, bản dịch của Nguyễn Chí Được, Báo văn nghệ, số 50/10-12-2016)

Bài học cuộc sống mà anh chị tâm đắc nhất từ câu chuyện trên?

Bài làm

Willia Arther Ward có câu: “Sự tha thứ là chìa khóa mở cánh cửa oán trách và chiếc còng tay của hận thù. Nó là sức mạnh có thể phá vở xiềng xích của cay đắng và gông cùm của lòng ích kỉ’’

Trong cuộc sống này, đến một lúc nào đó, ta sẽ bị người khác làm tổn thương, đó là người ta yêu, kẻ thù và thậm chí là chính bản thân ta.Ta lạc vào hai dòng suy nghĩ rằng mình sẽ lựa chọn vị tha để trở thành thiên thần hay sẽ ôm hận để trở thành ác quỷ, điều đó chỉ mình ta tự quyết. Nhưng nếu không thể lựa chọn và bạn cần đến một lời khuyên thì hãy cố gắng để làm người đầu tiên “khoan dung”, bởi con người ai cũng cần được tha thứ. Đó chính là bài học quý giá mà người nông dân Marsaro trong câu chuyện cổ tích Italia “Thật Như Đếm” dạy cho chúng ta.

Khi được nhà vua tin tưởng và giao cho việc chăm sóc đàn bò nhờ đức tính thật thà, xung quanh Masaro tồn tại không ít lòng đố kị, đặc biệt là tề tướng. Theo bản năng của con người, đáng lẽ ra khi bị kẻ xấu âm mưu, hãm hại ta sẽ tìm mọi cách để trừng trị lại chúng. Nhưng Masaro thì không, người nông dân hiền lành, nhân đức ấy đã chọn “tha thứ” thay vì để quan tể tướng phải chết như đã đặt cược ban đầu. Quả thực, sống trên đời cần lắm lòng bao dung, nhân từ và xua bớt những hờn dỗi, oán thù để trái tim được nhẹ nhàng, thanh thản.

Đó là việc bỏ qua lối lầm, mở lòng với những người mắc lối, là biết yêu thương trân trọng một cách không điều kiện, không toan tính cho bản thân.

Tại sao bạn phải buông bỏ bớt đi những lời trách móc, căm ghét và sự thù hận.

Bởi, con người không ai hoàn hảo, bên cạnh những phần tốt đẹp cũng không ít phần xấu xa, rồng phượng rắn rết, phần người và phần con luôn luôn tồn tại và đấu tranh trong mỗi chúng ta. Chính vì thế mà việc mắc phải lỗi lầm, khuyết điểm không dễ gì tránh khỏi. Đôi khi họ vô tình hoặc cố ý gây ra những lỗi lầm với bạn, có đôi lúc chính bạn cũng là kẻ tự gây ra tội lỗi với bản thân mình. Khi biết tha thứ cho mình thì cũng biết tha thứ cho kẻ khác.

Những lúc bị tổn thương, lòng căm phẫn đối với kẻ hại ta sẽ lên tới đỉnh điểm, bạn sẽ thấy đau đớn và muốn người khác đau đớn giống bạn bằng sự trừng phạt thích đáng. Thế nhưng, đâu phải trả thù người ta thì vết thương trong lòng bạn sẽ lành hẳn. Có đôi khi tha thứ lại là liều thuốc “ làm ấm lòng con tim và làm mát cơn đau”. Nếu bạn vẫn muốn trả thù thì bạn sẽ càng phẫn uất và càng làm cho kẻ hại bạn vui sướng thêm mà thôi.

Đôi khi, sự bao dung sẽ mang đến sức mạnh để phá vỡ xiềng xích của lòng ích kỉ, đó là sự trả thù cao nhất quý nhất mà bạn đạt được, hơn thế nữa bạn sẽ được đáp trả với thái độ tôn kính, nể phục và cả những hành động cao thượng đầy yêu thương.

Trong thời nội chiến Mỹ, một thanh niên tên Roswwell Mclntyre đã bị kết án tử hình vì tội đào ngũ. Dưới sự phản ứng quyết liệt yêu cầu giữ nguyên kỉ luật, tổng thống Lincoln vẫn quyết định miễn trừ tất cả cáo buộc đối với tội đào ngũ đồng thời đưa ra một câu nhận xét rằng: “Tôi nhận thấy việc tử hình một thanh niên không giúp anh ta học hỏi được điều gì cả”. Có ai ngờ, chính điều đó khiến một con người từng trốn chạy lúc tham chiến trở thành một anh hung kiên cường hy sinh trong trận chiến Little Five Forks với lá thư của tổng thống trong tay.

Ai trong đời, cũng ít nhất một lần bị tổn thương bởi những lỗi lầm mà người khác gây ra, bạn chọn gục ngã vì nó hay mạnh mẽ chấp nhận. Người ta sẽ không nhìn nhận khi bạn gục ngã mà chỉ quan sát bạn đứng lên ra sao.

Quả thực, sự tha thứ là chìa khóa mở cánh cửa oán trách và chiếc còng tay của hận thù nhưng đôi khi có những lỗi lầm không thể nào tha thứ được. Lòng bao dung của ta không đủ để chất chứa những tội lỗi của những kẻ vượt quá xa giới hạn. Pháp luật Việt Nam rất bao dung nhưng cũng rất kỉ luật, đối với những kẻ phạm trọng tội như Nguyễn Hải Dương diết sáu mạng người hay Lê Văn Vui đốt xác hai đứa trẻ ở ĐăkLak đáng bị kết án tử hình và phải trả giá nghìn lần cho những đau thương mà chúng gây ra đối với những sinh linh vô tội.

Lòng vị tha nên được sử dụng đúng lúc và cũng không nên tha thứ vì nghĩ rằng ngày mai họ sẽ chịu luật nhân-quả, phải biết bao dung một cách vô điều kiện, không toan tính. Trong xã hội này vẫn còn tồn tại nhiều sự chủ quan, lơ là, vô trách nhiệm để rồi tạo điều kiện cho nhiều kẻ xấu ngang dọc tung hoành ngoài vòng pháp luật, mất đi phẩm chất vốn có đáng quý của con người. Lòng vị tha là một đức tính nhân đạo nó không thể bị lợi dụng như thế được.

Mỗi chúng ta hãy biết từ bỏ để nỗi đau chìm vào lãng quên hoặc sống cùng nôĩ đau để biết thêm giá trị của cuộc sống. Hãy tự đưa ra quyết định đúng đắn của mình và đừng để hoàn cảnh chi phối. Ta sẽ cùng nhau tập tha thứ cho những ai làm mình đau khổ và trải nghiệm cảm giác hạnh phúc khi vết thương được hàn gắn. Bạn nhé.

Hoàng Thị Hằng

Lớp 12A6 – Trường THPT Buôn Hồ, KrongBuk, Đăk Lăk

0