Một số đoạn văn hay lớp 4
Đoạn văn tả vườn chanh …. “Bây giờ thì em đã có mặt ở nhà ngoại. Nơi đây là lãnh thổ của họ hàng nhà chanh. Chúng lụp xụp chỉ cao bằng đầu người lớn, nhưng tán rộng xòe ra và xanh mượt. Cây nọ tiếp cây kia tạo thành một hàng rào vững chắc đầy gai nhọn với những “đứa con” ...
Đoạn văn tả vườn chanh …. “Bây giờ thì em đã có mặt ở nhà ngoại. Nơi đây là lãnh thổ của họ hàng nhà chanh. Chúng lụp xụp chỉ cao bằng đầu người lớn, nhưng tán rộng xòe ra và xanh mượt. Cây nọ tiếp cây kia tạo thành một hàng rào vững chắc đầy gai nhọn với những “đứa con” không cùng lứa. Đứa thì căng tròn làn da vàng tươi, mũm mĩm, đứa thì xanh bóng một màu xanh non tơ như muôn phô ra tất cả sức sống của tuổi thanh xuân. Và kia ...
Đoạn văn tả vườn chanh
…. “Bây giờ thì em đã có mặt ở nhà ngoại. Nơi đây là lãnh thổ của họ hàng nhà chanh. Chúng lụp xụp chỉ cao bằng đầu người lớn, nhưng tán rộng xòe ra và xanh mượt. Cây nọ tiếp cây kia tạo thành một hàng rào vững chắc đầy gai nhọn với những “đứa con” không cùng lứa. Đứa thì căng tròn làn da vàng tươi, mũm mĩm, đứa thì xanh bóng một màu xanh non tơ như muôn phô ra tất cả sức sống của tuổi thanh xuân. Và kia là những đứa tinh nghịch đang đu mình xuống thấp với bộ mặt lấm lem bùn như giận dỗi người làm vườn sao quá vô tình với nó. Nếu nhìn kĩ, trong đám lá mượt mà đó, ta còn thấy những chùm hoa chanh bé tí, trắng trong như hạt gạo nếp đang e thẹn nấp minh sau tàn lá xanh và tỏa hương thoảng”.
Hàng ngày, con Lai ở nhà với em vào buổi sáng. Mỗi lần có người lạ đến, chú thường phóng ra trước, đứng chắn ở cổng, sủa ầm ĩ, đợi em bước ra mới ngưng lại, thầm dò thái độ của chủ đối với khách. Thấy con chó vằn vện, to cao ai cũng ngán. Nhưng con Lai hiền và biết điều lắm. Khách lạ thì chẳng bao giờ chú cho lọt qua cửa, đứng chặn lại, đợi chủ nhà ra, chú mới chịu nhường lối. Còn khách thân quen, Lai nhảy cẫng lên, cái đuôi thì ngoe nguẩy, miệng kêu ư ử. Có lúc nó đi bằng hai chân sau, rồi đưa chân trước cho khách cầm rung rung một cách điệu nghệ. Y hệt như kiểu bắt tay của người lớn khi gặp nhau vậy. Ai cũng bảo: “Con Lai khôn như người ta đây!” Nghe khách khen Lai mà em thấy mát cả lòng. Cái điệu bộ đón khách ấy, em cũng tập cho Lai mỗi khi em đi học về. Và bây giờ cũng vậy. Hễ em về đến cổng đã thấy chú phóng từ bậc cửa chạy ào đến bên em, vẫy đuôi rối rít, rồi đưa “tay” cho em bắt. Đi đâu nó cõng muốn kèm cặp bên em không muốn rời. Chỉ trừ những buổi đến trường, Lai tiễn em ra đến ngõ, buồn bã đứng nhìn theo em cho đến lúc em khuất dạng mới trở vào nhà.
Em thức dậy ra sân tập thể dục, nhìn về phía gốc mận đầu hồi nhà đã thấy chú ta vỗ cánh phành phạch, rướn cao đầu ca bài “vọng cổ” chào buổi bình minh. Từ trên gốc mận, chỉ một cái nhún chân chú đã đáp xuống sân một cách nhẹ nhàng. Em vội chạy vào nhà lấy nắm thóc, vãi ra sân. Chú lượm được mấy hạt rồi ngẩng đầu nhìn ngó xung quanh, cất lên mấy tiếng “Tục! Tục!” trong cổ họng. Biết ý, em chạy lại mở toang cửa chuồng gà. Cả mọt đàn vài chục con gà mái, gà lứa, gà con,., dang cánh chạy ùa ra sân. Tiếng mổ thóc rào rào như mưa đổ. Bấy giờ chú mới chịu gõ mỏ xuống sân tìm những hạt thóc vàng.
Hôm ngồi học ở sau vườn, thấy chú đang lững thững cùng cô “mái mơ” dạo gót quanh gốc xoài. Bỗng, chú phát hiện hai chú trông vàng và đen đang quần nhau. Được một lúc thì chú trông đen hớt hơ hớt hải chạy dọc theo hàng rào tìm đường thoát chạy. Phía sau chú trống vàng đuổi gấp. Thấy vậy, chú trống nhà em phóng đến ngáng đường. Chỉ qua hai ba chiêu thử sức, chú trống vàng đã vội “cao chạy xa bay” không dám ngoảnh đầu lại.