Môi trường và thực trạng bảo vệ môi trường ở nước ta
Môi trường là không gian chứa đựng nguồn tài nguyên, khoáng sản, nguyên liệu cho sản xuất và đời sống cần thiết cho con người như rừng tự nhiên bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, các loài động thực vật, hệ sinh thái tự nhiên, nguồn gỗ, củi, dược liệu, cảnh quan và các giá trị ...
Môi trường là không gian chứa đựng nguồn tài nguyên, khoáng sản, nguyên liệu cho sản xuất và đời sống cần thiết cho con người như rừng tự nhiên bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, các loài động thực vật, hệ sinh thái tự nhiên, nguồn gỗ, củi, dược liệu, cảnh quan và các giá trị thẩm mỹ cho con người.
a)Môi trường và chức năng của môi trường
- Môi trường theo nghĩa rộng bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường chính trị, xã hội, văn hoá... xung quanh con người.
Môi trường đề cập trong bài theo nghĩa hẹp là các yếu tố tự nhiên và vật chất do con người tạo ra bao quanh và có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của con người và các sinh vật khác.
Chức năng của môi trường:
Môi trường là không gian chứa đựng nguồn tài nguyên, khoáng sản, nguyên liệu cho sản xuất và đời sống cần thiết cho con người như rừng tự nhiên bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, các loài động thực vật, hệ sinh thái tự nhiên, nguồn gỗ, củi, dược liệu, cảnh quan và các giá trị thẩm mỹ cho con người.
Môi trường động, thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm; nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất, vui chơi, giải trí, phát triển thuỷ, hải sản; không khí, năng lượng mặt trời, gió... duy trì các hoạt động trao đổi chất của mọi sinh vật.
Môi trường cung cấp năng lượng, lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của mọi sinh vật; cung cấp thông tin, báo động các tai biến tự nhiên như bão, động đất, núi lửa; tầng ôzôn trong khí quyển hấp thụ và phản xạ năng lượng mặt trời.
Môi trường cũng là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra và có thể bị phân huỷ, hấp thụ, lan toả, tác động trở lại tự nhiên và con người.
b) Sự cần thiết bảo vệ môi trường
Từ xa xưa, ông cha ta đã sớm nhận thấy vai trò của môi trường và có câu tục ngữ “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”...
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn mọi người giữ gìn vệ sinh trong sản xuất, sinh hoạt và bảo vệ môi trưcmg. Người nói: rừng là vàng, rừng rât quý mọi người phải bảo vệ rừng. Người khởi xướng phong trào Tết trồng cây, gây rừng.
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Giữ gìn tài nguyên và môi trường là tiêu chí quan trọng để phát triển kinh tế, một yếu tố của hội nhập quốc tế.
Bảo vệ môi trường là bảo đảm quyền con người sống trong khoẻ mạnh, an toàn. An ninh môi trường là một bộ phận của an ninh quốc gia; bảo vệ môi trường là góp phần giữ vững và tăng cường an ninh quốc gia.
Sự biến đổi một số thành phần môi trường sẽ gây tác động đáng kể đối với các hệ sinh thái. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ xã hội gắn với xoá đói, giảm nghèo ở mỗi nước, với đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ xã hội và sự sống của nhân loại.
Hiện nay trên thế giới tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường; sự biến đổi khí hậu, sự cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, nước biển đang dâng hằng ngày, hằng giờ tác động tới chất lượng sống của con người.
Bảo vệ môi trường ngày nay là vấn đề cấp bách với mọi quốc gia, dân tộc.
c) Thực trạng bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay
- Những thành tựu chủ yếu:
Nhận thức về bảo vệ môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành và nhân dân được nâng lên.
Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường.
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu bước đầu triển khai và đạt kết quà nhất định. Đã xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt về bảo vệ môi trường. Việc phòng ngừa, khắc phục suy thoái, ô nhiễm môỉ trường được quan tâm và đạt kết quả tích cực. Đã có tỉến bộ trong ngăn chặn nạn phá rừng, làm tăng độ che phủ rừng lên 39% diện tích lãnh thổ.
Môi trường được quan tâm bảo vệ và gìn giữ đã đáp ứng yêu cầu về không gian, nguồn lực cho các ngành kinh tế, tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước; góp phần cải thiện cuộc sống của người dân.
- Hạn chế, khuyết điểm:
Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả. Rừng bị tàn phá nặng nề, khoáng sản bị khai thác bừa bãi. Đa dạng sinh học trên đất liền và dưới biển đều bị suy giảm. Nguồn nước mặt và nước ngầm, nước biển đang bị ô nhiễm và cạn kiệt.
Các sự cố môi trường ngày càng gia tăng. Việc gia tăng dấn số, việc di dân tự do diễn ra ồ ạt, việc khai thác có tính chất huỷ diệt các nguồn lợi sinh vật trên cạn và dưới nước, việc phủ xanh diện tích rừng, việc cung cấp nước sạch, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm... đang là những thách thức gay gắt.
Các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ôzôn, nước biển dâng cao, ô nhiễm, suy giảm chất lượng nước của các dòng sông lớn, hiện tượng Elnino... ngày càng ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Việc xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường còn chậm, thực hiện chưa nghiêm, hiệu quả thấp. Chưa chủ động nghiên cứu, dự báo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu; hậu quả thiên tai còn nặng nề.
Ý thức tự giác thi hành pháp luật bảo vệ và giữ gìn môi trường chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư.
Các doanh nghiệp thường xem nhẹ, người dân còn nhận thức sai lệch và chưa thi hành tốt pháp luật về bảo vệ môi trường. Công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường và bào vệ môi trường chưa tốt.
Những hạn chế, khuyết điểm về bảo vệ môi trường có nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính. Đó là việc giáo dục nâng cao nhận thức về sự cần thiết bảo vệ môi trường cho toàn dân chưa được quan tâm đúng mức. Công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa đồng bộ, thiêu thống nhất.
Tư duy coi trọng tăng trường kinh tế, xem nhẹ bảo vệ môi trường vẫn phổ biến. Đầu tư cho bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều cơ sở chưa khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường triệt để.