25/05/2018, 13:33

Mộ Trạch

Cổng làng trong một ngày khai hội Làng , xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo truyền thuyết được Vũ Hồn (804-853) lập ra với tên ban đầu mang đầy niềm hy vọng là Khả Mộ trang. Hơn ...

Cổng làng trong một ngày khai hội

Làng , xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo truyền thuyết được Vũ Hồn (804-853) lập ra với tên ban đầu mang đầy niềm hy vọng là Khả Mộ trang. Hơn ngàn năm trước (khoảng trước năm 825), cả khu vực quanh thôn đều gọi là làng Chằm (nghĩa là một vùng đất trũng). Làng này vốn có tên là làng Chằm Thượng, hai làng bên là Chằm Hạ và Chằm Trung (sau gọi là Nhuận Đông, Nhuận Tây, hay còn gọi là Hạ Trong, Hạ Ngoài).

Truyền thuyết kể lại rằng Vũ Hồn cho nơi này là đất có phong thuỷ tốt, giữ làng này làm nguyên quán thì đời đời sẽ tiến phát về đường khoa bảng. Dưới con mắt của nhà phong thủy tài ba, Vũ Hồn cho rằng cả vùng Hải Dương là một đại cuộc, huyện Đường An là huyệt trường và làng Chằm Thượng là huyệt kết. Vì vậy ông quyết định cắm đất lập trại và đặt tên làng là Khả Mộ. Nghĩa là vùng đất khi đó còn cằn cỗi nghèo nàn nhưng có thể sau này sẽ trở nên trù phú hơn và sẽ được mến mộ. Mãi đến sau này, vào khoảng triều nhà Trần (1226-1400) mới đổi tên là . Nghĩa là vùng đất được mến mộ.

Truyền thống khoa bảng của làng

Vào thời điểm đó, làng đã trở nên đông đúc và đã phát tích khoa bảng rực rỡ, trong khoảng thời gian của triều Lê (1428-1789) thì làng đã có đến 36 vị đỗ tiến sĩ, mấy chục vị khác đỗ hương cống, cử nhân, sinh đồ, tú tài; nhiều vị đảm đương các chức vị cao trong triều đình đương thời. Có gia đình mấy anh em cùng đỗ đại khoa; có chi họ, như chi họ Vũ Khắc đã đời nối đời đỗ đạt. Từ đó, tên làng đã tồn tại suốt gần tám trăm năm, cho đến ngày nay.

Trong số 36 vị đỗ đại khoa của làng liệt kê dưới đây, họ Vũ chiếm đa số tuyệt đối với 9 hoàng giáp và 20 tiến sĩ. Trong khi đó họ Lê có 1 trạng nguyên, 2 hoàng giáp và 1 tiến sĩ.

Vũ Đức Lâm, Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm 1448

Vũ Hữu, Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (tức Hoàng giáp) năm 1463, tác giả của Lập thành toán pháp

Vũ Ứng Khang, hoàng giáp năm 1472

Vũ Quỳnh, hoàng giáp năm 1478, người hiệu đính sách Lĩnh Nam chích quái.

Vũ Đôn, hoàng giáp năm 1487.

Vũ Tụ, hoàng giáp năm 1493.

Vũ Thuận Trinh, hoàng giáp năm 1499.

Vũ Cán, hoàng giáp năm 1502, tác giả của Tùng Hiên thi tập và Tùng Hiên văn tập

Lê Nại, trạng nguyên năm 1505.

Lê Tư, hoàng giáp năm 1511.

Vũ Lân Chỉ, tiến sĩ năm 1520.

Lê Quang Bí, hoàng giáp năm 1526.

Nhữ Mậu Tổ, tiến sĩ năm 1526.

Nhữ Mậu Tô, tiến sĩ năm 1526.

Vũ Tĩnh, tiến sĩ năm 1562 (nhà Mạc).

Vũ Đường, tiến sĩ năm 1565 (nhà Mạc)

Vũ Bạt Tụy, hoàng giáp năm 1634.

Vũ Lương, tiến sĩ năm 1643.

Vũ Trác Oánh, tiến sĩ năm 1656.

Vũ Đăng Long, tiến sĩ năm 1656.

Vũ Công Lượng, tiến sĩ năm 1656.

Vũ Cầu Hối, tiến sĩ năm 1659.

Vũ Bật Hài, tiến sĩ năm 1659.

Vũ Công Đạo, tiến sĩ năm 1659.

Lê Công Triều, tiến sĩ năm 1659.

Vũ Duy Đoán, tiến sĩ năm 1664.

Vũ Công Bình, tiến sĩ năm 1664.

Vũ Đình Lâm, hoàng giáp năm 1670.

Vũ Duy Khuông, tiến sĩ năm 1670.

Vũ Đình Thiều, tiến sĩ năm 1680.

Vũ Trọng Trình, tiến sĩ năm 1685.

Nguyễn Thường Thịnh, tiến sĩ năm 1703.

Vũ Đình Ân, tiến sĩ năm 1712.

Vũ Huyên, tiến sĩ năm 1712 (trạng cờ).

Vũ Phương Đề, tiến sĩ năm 1736, tác giả Công dư tiệp kí

Vũ Huy Đỉnh, tiến sĩ năm 1754.

0