04/06/2017, 23:04
Miêu tả chân dung một người thân
“Chị nhìn em quen lắm! Hình như giống một ai đó!”, lời nói này chúng ta hẳn không hiếm nghe trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng nếu ai gặp chị gái em, họ rất khó để nói một câu như vậy. Chị có một chân dung rất riêng, khó bị trộn lẫn với những người khác. Chị em tên là Tâm. Năm nay chị hai mươi hai ...
“Chị nhìn em quen lắm! Hình như giống một ai đó!”, lời nói này chúng ta hẳn không hiếm nghe trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng nếu ai gặp chị gái em, họ rất khó để nói một câu như vậy. Chị có một chân dung rất riêng, khó bị trộn lẫn với những người khác.
Chị em tên là Tâm. Năm nay chị hai mươi hai tuổi và vừa tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đắc Lắc. Chị có dáng người tầm thước, chắc lẳn nhưng nhanh nhẹn. Mái tóc của chị rất đen, thẳng nhưng đã được cắt đến ngang vai rồi tỉa bớt để “nhìn cho năng động hơn!” - chị Tâm giải thích. Rất nhiều người nghĩ rằng chị ép tóc nhưng không phải vậy. Tóc mái của chị cũng được tỉa rồi rẽ lệch trông vừa kín đáo lại vừa nghịch ngợm. Đôi mắt của chị rất đen, tròn, ánh lên vẻ tinh nghịch. Đôi mắt ấy như biết nói lúc nào cũng long lanh, vui vẻ. Chiếc mũi của chị mới thật đáng yêu! Nó không thon, cao mà hơi hếch lên một chút. Mẹ em có lần đùa rằng nhìn chị em ai cùng sợ vì mũi của chị luôn sẵn sàng “tuyên chiến”! Đôi môi của chị lại nói đến những điều ngược lại như thế. Nó nhỏ nhắn tươi tắn và hồng đỏ. Gặp người quen, môi chị luôn nở nụ cười chào hỏi; ở nhà chị lại hay hát, giọng véo von khiến cả nhà cũng vui lây. Mẹ cũng chỉ lắc đầu cười: "Con bé cứ luôn mồm, luôn miệng. Vô duyên quá đi mất!”. Nói thì nói vậy nhưng em biết mẹ yêu chị lắm và cũng chẳng phiền lòng về chị như mẹ nói đâu. Và nhất là nếu được xem chị Tâm dạy học chắc hẳn ai ai cũng yêu quý chị..
Tốt nghiệp với tấm bằng loại khá hiếm hoi trong lớp, chị Tâm có điều kiện được học chuyển tiếp lên đại học như chị hằng mong mỏi. Nhưng cuối cùng, chị lại theo sự phân công của Sở Giáo dục tỉnh về dạy tại một trường khó khăn của tình nhà. Chị giải thích rằng điều kiện gia đình còn khó khăn, chị muốn đi làm để giúp đỡ gia đình, hơn nữa, trong đợt thực tập sư phạm, chị thấy thương những em học sinh dân tộc vùng khó khăn và rất mong được cống hiến cho đồng bào dân tộc (vậy là chị đâu có vô tâm như vẻ ngoài!). Một lần, em được xem chị dạy trên lớp, hình ảnh chị đã in sâu vào tâm trí em và em cũng chợt thấy lòng say mê với nghề dạy học..
Hôm ấy, chị dạy bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải cho các anh chị học sinh lớp 9. Lớp học đơn sơ chỉ có bốn bức vách dựng xộc xệch bằng gỗ, mái lá đã nâu xỉn rã rời theo thời gian. Học sinh của chị phần đông là dân tộc ít người, độ tuổi không đều, phần lớn là những người đã lớn hơn tuổi lớp 9 nhưng tất cả vẫn nhìn chị với đôi mắt kính trọng. Chị bước lên bục giảng, gương mặt nghiêm nghị khác hẳn lúc ở nhà nhưng đôi mắt vẫn long lanh, trong trẻo. Chị mặc một chiếc áo sơ mi trăng, quần âu màu xanh tím than và một đôi giày đen. Dáng vẻ của chị trở nên chững chạc kì lạ, em ngỡ ngàng không nhận ra người chị vẫn đùa nghịch với mình hàng ngày, tưởng rằng đó là một cô giáo ở trường của mình. Giọng chị giảng bài, bình thơ sao mà trong sáng, ngọt ngào đến thế. Đó không phải
là giọng hát véo von, nghịch ngợm khi ở nhà. Đôi mắt cũng vậy, chị nhìn học sinh vội cái nhìn ánh lên niềm yêu thương và say mê đến kì lạ.
Khi giảng bài, chị kết hợp ghi bảng, bình thơ rất nhịp nhàng. Mời học sinh phát biểu, chị ngửa lòng bàn tay, đưa cánh tay hướng về phía học sinh đầy trân trọng. Có lúc vừa giảng, chị vừa kiểm tra việc ghi bài của học sinh bằng cách đi xuống lớp nhìn vở ghi của họ. Nhìn chị bé nhỏ giữa những người học sinh cao lớn, thậm chí hơn cả tuổi chị em xúc động vô bờ, khoé mắt cay cay chực trào lên dòng lệ. Giọng chị sao mà nghe thiết tha đến vậy:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù lá tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc..."
Em hiểu rằng, lời thơ nhưng cũng là lời tấm lòng đẹp đẽ, trong sáng của người chị đáng kính của mình. Hình ảnh người chị gái đã để lại trong lòng em niềm yêu quý và ngưỡng mộ sâu sắc. Chắc hẳn rằng, nếu một lần được gặp chị và nhất là được nhìn chị dạy học ai cũng sẽ có cảm xúc giống như em.
Tốt nghiệp với tấm bằng loại khá hiếm hoi trong lớp, chị Tâm có điều kiện được học chuyển tiếp lên đại học như chị hằng mong mỏi. Nhưng cuối cùng, chị lại theo sự phân công của Sở Giáo dục tỉnh về dạy tại một trường khó khăn của tình nhà. Chị giải thích rằng điều kiện gia đình còn khó khăn, chị muốn đi làm để giúp đỡ gia đình, hơn nữa, trong đợt thực tập sư phạm, chị thấy thương những em học sinh dân tộc vùng khó khăn và rất mong được cống hiến cho đồng bào dân tộc (vậy là chị đâu có vô tâm như vẻ ngoài!). Một lần, em được xem chị dạy trên lớp, hình ảnh chị đã in sâu vào tâm trí em và em cũng chợt thấy lòng say mê với nghề dạy học..
Hôm ấy, chị dạy bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải cho các anh chị học sinh lớp 9. Lớp học đơn sơ chỉ có bốn bức vách dựng xộc xệch bằng gỗ, mái lá đã nâu xỉn rã rời theo thời gian. Học sinh của chị phần đông là dân tộc ít người, độ tuổi không đều, phần lớn là những người đã lớn hơn tuổi lớp 9 nhưng tất cả vẫn nhìn chị với đôi mắt kính trọng. Chị bước lên bục giảng, gương mặt nghiêm nghị khác hẳn lúc ở nhà nhưng đôi mắt vẫn long lanh, trong trẻo. Chị mặc một chiếc áo sơ mi trăng, quần âu màu xanh tím than và một đôi giày đen. Dáng vẻ của chị trở nên chững chạc kì lạ, em ngỡ ngàng không nhận ra người chị vẫn đùa nghịch với mình hàng ngày, tưởng rằng đó là một cô giáo ở trường của mình. Giọng chị giảng bài, bình thơ sao mà trong sáng, ngọt ngào đến thế. Đó không phải
là giọng hát véo von, nghịch ngợm khi ở nhà. Đôi mắt cũng vậy, chị nhìn học sinh vội cái nhìn ánh lên niềm yêu thương và say mê đến kì lạ.
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù lá tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc..."
Em hiểu rằng, lời thơ nhưng cũng là lời tấm lòng đẹp đẽ, trong sáng của người chị đáng kính của mình. Hình ảnh người chị gái đã để lại trong lòng em niềm yêu quý và ngưỡng mộ sâu sắc. Chắc hẳn rằng, nếu một lần được gặp chị và nhất là được nhìn chị dạy học ai cũng sẽ có cảm xúc giống như em.