Mẹ hiền dạy con
Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Mạnh Tử (372 – 289 trước Công nguyên) tên là Mạnh Kha; quê ở Sơn Đông – Trung Quốc, học trò của Tử Tư – cháu của Khổng Tử. Mạnh Tử đã cùng học trò viết sách Mạnh Tử là tác phẩm quan trọng và rất nổi tiếng, được coi là một ...
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Mạnh Tử (372 – 289 trước Công nguyên) tên là Mạnh Kha; quê ở Sơn Đông – Trung Quốc, học trò của Tử Tư – cháu của Khổng Tử. Mạnh Tử đã cùng học trò viết sách Mạnh Tử là tác phẩm quan trọng và rất nổi tiếng, được coi là một trong bốn tác phẩm kinh điển (tứ thư) của Nho gia.
2. là một truyện trong sách Liệt nữ truyện (truyện về những người đàn bà có phẩm tiết hoặc khí phách anh hùng) của Trung Hoa xưa được Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân chọn dịch, in trong sách cổ học tinh hoa (tinh hoa của nền học cổ), xuất bản lần đầu năm 1926.
3. Truyện nêu một tấm gương sáng về tình mẫu tử, đặc biệtlà cách chọn môi trường, chọn nội dung và cách thức dạy con.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Tóm tắt năm sự việc đã diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử (thuở nhỏ):
Sự việc |
Con |
Mẹ |
1 |
Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc. |
Chỗ này không phải chỗ con ta ở được. |
2 |
Bắt chước cách nô nghịch, buôn bán điên đảo. |
Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được. |
3 |
Bắt chước tập cách lễ phép, cắp sách vở. |
Chỗ này là chỗ con ta ở được đây. |
4 |
Hỏi người ta giết lợn làm gì. |
Nói đùa “Để cho con ăn đấy”. Đi mua thịt lợn. |
5 |
Bỏ học về nhà chơi |
Cầm dao cắt đút tấm vải và nói: “Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vây”. |
2. Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là vấn đề chọn môi trường sống thuận lợi nhất cho việc hình thành nhân cách của trẻ thơ.
O Việt Nam có những câu tục ngữ thể hiện nội dung tương tự: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” và “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Ý nghĩa của việc dạy con trong hai sự việc sau là phải giữ lời hứa với trẻ em, đồng thời kiên quyết với việc hướng trẻ vào sự châm chỉ, chuyên cần. Cả hai sự việc này đều có ý nghĩa hình thành nhân cách của trẻ em.
Tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử: từ hôm đó thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần, rồi sau trở thành một người có đạo đức và hiểu biết rộng.
3. Bà mẹ thầy Mạnh Tử có lòng thương con rất mực, nên có ý thức dạy con từ sớm, chọn môi trường thích hợp nhất cho con và kiên quyết rèn luyện những đức tính quý báu để con học tập, trở thành người có ích cho xã hội.
Mặt khác, về phương pháp dạy con, mẹ thầy Mạnh Tử có ý thức giữ nghiêm lời hứa và kiên quyết rèn luyện đức tính chăm chí cho con.
4. Mẹ hiển dạy con được tạm xếp vào loại truyện trung đại với đặc điểm: Cốt truyện khá đon giản, nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Tuy nhiên, truyện của Trung Quốc ra đời sớm hơn, nên có một số điểm khác: toàn bộ câu chuyện là ngôn ngữ của người kể chuyện, riêng câu cuối cùng: “Thế chẳng là nhờ cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay sao?” thì lời kể này cố đan xen tính chất bình luận của người kể.
III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Cảm nghĩ về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung có thể là:
– Cảm phục thái độ kiên quyết, dứt khoát của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
– Tâm đắc với cách dạy con thông qua hành động cụ thể, để cho con tự nghĩ.
2. Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử, có thể suy nghĩ về đạo làm con:
– Kính yêu cha mẹ, kính yêu người có công dạy dỗ mình nên người.
– Phải biết tự giác suy nghĩ và quyết tâm cao độ trong học tập, tu dưỡng đạo đức.
3. Với hai yếu tố Hán Việt – đồng âm: tử: chết và tử: con, có thể lập bảng các kết hợp như sau:
Từ: Chết | Tử: con |
tử trận, bất tử, cảm tử… | công tử, hoàng tử, đệ tử,… |
Mai Thu