14/01/2018, 09:40

Mẫu quyết định mở thủ tục phá sản (mẫu 2)

Mẫu quyết định mở thủ tục phá sản (mẫu 2) Quyết định mở thủ tục phá sản (mẫu 2) là mẫu bản quyết định được tòa án nhân dân lập ra để quyết định về việc mở thủ tục phá sản. Mẫu quyết định nêu rõ thông ...

Mẫu quyết định mở thủ tục phá sản (mẫu 2)

là mẫu bản quyết định được tòa án nhân dân lập ra để quyết định về việc mở thủ tục phá sản. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin thời gian quyết định mở thủ tục phá sản, nội dung của quyết định... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu quyết định mở thủ tục phá sản tại đây.

Mẫu quyết định không mở thủ tục phá sản

Mẫu quyết định mở thủ tục phá sản (mẫu 1)

Mẫu quyết định tuyên bố phá sản

Nội dung cơ bản của mẫu quyết định mở thủ tục phá sản (mẫu 2) như sau:

TOÀ ÁN NHÂN DÂN..........(1)
-------------------------

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

Số:....../......./QĐ-MTTPS (2)

V/v thông báo về mở thủ tục phá sản

......, ngày...... tháng....... năm....

Kính gửi:................................................................................... (3)

Địa chỉ:.................................................................................. (4)

Ngày........ tháng........ năm.........., Toà án nhân dân.................đã ra quyết định mở thủ tục phá sản số......../......../QĐ-MTTPS.

Đối với:.............................................................................................................  (5)

Địa chỉ:............................................................................................................... (6)

Vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật phá sản, Toà án nhân dân.........thông báo cho........... (7) là....... (8) được biết.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu hồ sơ PS.

TOÀ ÁN NHÂN DÂN....................
.................................................. (9)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02

(1) Ghi tên Toà án có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản; nếu Toà án tiến hành thủ tục phá sản là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưương (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra thông báo mở thủ tục phá sản (ví dụ: Số: 02/2005/PS-TBTA).

(3) Ghi đầy đủ tên của người nhận (chủ nợ hoặc người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã đã được xác định vào thời điểm Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản). Nếu người nhận ít có thể ghi tất cả vào một thông báo; nếu người nhận nhiều có thể ghi tất cả chủ nợ của doanh nghiệp vào một thông báo và tất cả những người mắc nợ của doanh nghiệp vào một thông báo hoặc mỗi chủ nợ, người mắc nợ của doanh nghiệp gửi một thông báo riêng. Cần lưu ý trong mọi trường hợp đều ghi số và ngày, tháng, năm thông báo như nhau.

(4) Ghi địa chỉ của người nhận.

(5) và (6) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.

(7) Ghi tên người nhận. Nếu là cá nhân có thể ghi "Ông" hoặc "Bà"; nếu là cơ quan, tổ chức có thể ghi "quý Cơ quan" hoặc ghi như điểm (3).

(8) Ghi chủ nợ hoặc người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản (ví dụ: "là chủ nợ của Công ty TNHH Hoà Bình"; "là người mắc nợ của Hợp tác xã Đại Thắng").

(9) Nếu một Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi "Thẩm phán"; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi:

"TM. Tổ Thẩm phán
Tổ trưởng"

0