07/02/2018, 16:45

Mẫu quy trình xin nghỉ việc & thủ tục viết đơn xin thôi việc cụ thể nhất

và thủ tục viết đơn xin thôi việc là nội dung chính được đề cập qua bài viết này để quý bạn đọc có thêm kinh nghiệm trong việc hoàn tất đơn xin nghỉ việc tại một doanh nghiệp nào đó. Quy trình xin thôi việc từ nay cũng đã đơn giản hóa rất nhiều so với những năm về trước, chỉ cần nêu ra được lí ...

và thủ tục viết đơn xin thôi việc là nội dung chính được đề cập qua bài viết này để quý bạn đọc có thêm kinh nghiệm trong việc hoàn tất đơn xin nghỉ việc tại một doanh nghiệp nào đó. Quy trình xin thôi việc từ nay cũng đã đơn giản hóa rất nhiều so với những năm về trước, chỉ cần nêu ra được lí do chính đáng, thực hiện cam kết mọi công việc còn tồn đọng đã giải quyết hết chưa và bày tỏ sự hãnh diện khi đã từng là thành viên của công ty, chỉ đơn giản vậy thôi là đủ để hồ sơ xin nghỉ việc của bạn được ban lãnh đạo phê duyệt thông qua rồi. Cập nhật bản download quy trình xin nghỉ việc ngay bây giờ để đơn giản hóa các bước nhé.

    Bài Viết Cùng Chủ Đề

Nào hãy cùng zaidap.com chúng tôi tham khảo qua bản mẫu quy trình xin nghỉ việcthủ tục viết đơn xin thôi việc chuẩn nhất bên dưới đây nhé!

  • Mẫu quy trình xin nghỉ việc và thủ tục xin thôi việc mới nhất

Mẫu quy trình xin nghỉ việc & thủ tục viết đơn xin thôi việc cụ thể nhất

Thủ tục xin nghỉ việc cũng phải theo một trình tự cụ thể và khoa học chứ không thể tự ý xin nghỉ việc được.

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

  • Xây dựng các bước quy trình nghỉ việc của CNV công ty.
  • Đảm bảo quyền lợi của công ty và của người nghỉ việc.

II/ PHẠM VI:

  • Áp dụng cho toàn bộ nhân viên của công ty.

III/ ĐỊNH NGHĨA:

  • Không có.

IV/ NỘI DUNG:

Bước 1. Viết đơn xin nghỉ việc

  • Người xin nghỉ việc viết đơn theo mẫu NS – 09 – 01. Sau khi viết đơn xong, người xin việc chuyển đơn cho Quản lý xem xét theo bước 2.
  • Mẫu được lấy trực tiếp tại khu vực phòng NS.
  • Người xin nghỉ việc phải đảm bảo đúng thời hạn báo trước. Nếu không đảm bảo đúng thời hạn báo trước, người xin nghỉ việc phải bồi thường tiền lương cho những ngày không báo trước và không được thưởng năng suất và các khoản thưởng cho những thời gian chưa được tính lương.
  • Đối với các quy định về nghỉ việc không có trong quy trình này hoặc các quy định khác của công ty thì thực hiện theo bộ luật lao động và các văn bản pháp luật lao động liên quan.

Thời hạn báo trước cụ thể:

  • Đối với hợp đồng thử việc 1 tháng là 3 ngày, 2 tháng là 7 ngày
  • Hợp đồng có thời hạn 1 – 3 năm là 30 ngày.
  • Hợp đồng vô thời hạn là 45 ngày.

Bước 2. Xem xét của quản lý.

  • Thẩm quyền và trách nhiệm xem xét bao gồm: Trưởng các phòng ban.
  • Đối với nhân viên các bộ phận có cấp tổ trường thì trước khi chuyển cho quản lý thì phải chuyển qua cấp tổ trưởng xác nhận.
  • Đối với các quản lý, nhân viên do Giám đốc trực tiếp quản lý thì sau khi viết đơn, người xin nghỉ việc chuyển trực tiếp cho phòng Nhân sự theo bước 3.
  • Quản lý có thẩm quyền xem xét phải xác định các tâm tư nguyện vọng của nhân viên. Nếu vượt ra ngoài khả năng, thì Quản lý phối hợp với phòng Nhân sự để xem xét giải quyết. Trường hợp không thể giải quyết được thì ký xác nhận vào đơn xin nghỉ việc và chuyển trả lại đơn cho người xin nghỉ việc.
  • Quản lý có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn cho người xin nghỉ việc không quá 2 ngày làm việc.

Bước 3. Xác nhận phòng nhân sự:

  • Người xin việc chuyển lại đơn cho Phòng Nhân sự.
  • Phòng Nhân sự có trách nhiệm trao đổi với quản lý các bộ phận để xác định tâm tư nguyện vọng của NV.
  • Thời gian giải quyết không quá 3 ngày kể từ ngày nhận đơn.

Bước 4. Duyệt cho nghỉ việc:

  • Với trường hợp xác định cho nghỉ việc, Phòng Nhân sự chuyển đơn xin nghỉ việc cho GD duyệt kèm theo phương án thay thế.
  • Thời gian chuyển đơn cho GD không quá 4 ngày kể từ khi nhận được đơn.

Bước 5. Thanh lý hợp đồng:

– Phòng Nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức việc thanh lý hợp đồng với CNV.

– Việc thanh lý gồm các nội dung:

  • Hoàn thành các công việc cần thực hiện trước khi nghỉ việc theo biên bản bàn giao công việc.
  • Biên bản bàn giao các công cụ dụng cụ cho Quản lý bộ phận.
  • Biên bản bàn giao hồ sơ theo mẫu đính kèm quy trình này.
  • Bản cam kết nghỉ việc.

Bước 6. Quyết định cho nghỉ việc:

  • Sau khi hoàn thành việc thanh lý công việc, Phòng NS lập biên bản thanh lý nghỉ việc, thảo quyết định nghỉ việc trình GD ký (kèm theo các biên bản thanh lý).
  • Quyết định nghỉ việc được chuyển cho người xin nghỉ việc, quản lý bộ phận, Phòng NS lưu 1 bản (và kèm theo các chứng từ thanh lý bản chính) và 1 bản chuyển cho Phòng Tài chính – Kế toán làm căn cứ thanh toán cho người nghỉ việc (phải kèm theo các biên bản thanh lý, bảng chấm công, biên bản đánh giá…).

Bước 7. Thanh toán các chế độ còn lại.

  • Phòng Tài chính – Kế toán có trách nhiệm phối hợp Phòng Nhân sự để lập bảng thanh toán cho người xin nghỉ việc và trình GD duyệt. Phòng Tài chính – Kế toán chỉ thanh toán cho người nghỉ việc khi đã có đầy đủ hồ sơ xác nhận từ Phòng NS chuyển sang.
  • Phòng Tài chính – Kế toán trực tiếp liên hệ với người xin nghỉ việc để làm thủ tục thanh toán.
  • Đối với các trường hợp người lao động còn thắc mắc, khiếu nại thì Phòng Nhân sự có trách nhiệm giải quyết và gửi báo cáo cho Giám đốc theo báo cáo hàng tuần.

Download quy trình xin nghỉ việc file.PDF Tại Đây

Download quy trình xin nghỉ việc file.DOC Tại Đây

Với mẫu quy trình xin nghỉ việc kèm thủ tục viết đơn xin thôi việc cụ thể nhất mà chúng tôi vừa cung cấp, mong rằng sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong thời gian viết hoàn tất mọi giấy tờ cũng như đơn xin nghỉ việc sắp tới tại một công ty nào đó. Cách viết đơn xin nghĩ việc chi tiết với nội dung cơ bản cũng được trình bày theo mục rõ ràng trong bản download đính kèm file.pdf và file.doc. Chúc tải về thành công. Luôn đồng hành và ủng hộ zaidap.com nhé!


Có thể bạn quan tâm
0