Mẫu biên bản kiểm toán
Mẫu biên bản kiểm toán theo Quyết định 06 là mẫu biên bản được cơ quan có thẩm quyền lập ra khi có sự kiểm toán của các bộ, các ngành. nêu rõ thông tin của tổ kiểm toán, đại diện đơn vị được kiểm ...
Mẫu biên bản kiểm toán
là mẫu biên bản được cơ quan có thẩm quyền lập ra khi có sự kiểm toán của các bộ, các ngành. nêu rõ thông tin của tổ kiểm toán, đại diện đơn vị được kiểm toán, nội dung kiểm toán, thời gian kiểm toán... được ban hành kèm theo Quyết định 06/2016/QĐ-KTNN của Tổng kiểm toán Nhà nước ban hành hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu biên bản kiểm toán tại đây.
Hồ sơ dự thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán và kiểm toán viên
Tờ khai về người dự thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước
Phiếu đề xuất xử lý khiếu nại của đơn vị được kiểm toán
Nội dung cơ bản của mẫu biên bản kiểm toán như sau:
Mẫu số 01/BBKT-NSBN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BIÊN BẢN KIỂM TOÁN
(tên ghi theo quyết định kiểm toán) ... NĂM...
CỦA BỘ (NGÀNH)......
Thực hiện Quyết định số ...../QĐ-KTNN ngày ... tháng ...năm ... của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc kiểm toán ... Năm ....của bộ (ngành)...., Tổ kiểm toán thuộc Đoàn kiểm toán [ Ghi tên của Đoàn KTNN theo Quyết định kiểm toán.] ... của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành (KV)....đã thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính và tài sản nhà nước năm ..... của Bộ (ngành).... từ ngày ..../.../....đến ngày .../.../....
Hôm nay, ngày... tháng... năm...., tại ........................, chúng tôi gồm:
A. Tổ kiểm toán tổng hợp tại1.................................................................................
1. Ông (Bà) ..................................... - Tổ trưởng - Số hiệu Thẻ KTVNN: ....................
2. Ông (Bà) ..................................... - Kiểm toán viên - Số hiệu Thẻ KTVNN: .............
B. Đại diện đơn vị được kiểm toán2
1. Ông (Bà) ........................................ - Chức vụ: ....................................................
2. Ông (Bà) ........................................ - Chức vụ: ....................................................
Cùng nhau thống nhất lập Biên bản kiểm toán như sau:
1. Nội dung kiểm toán
Ghi theo nội dung kiểm toán mà Tổ kiểm toán thực hiện kiểm toán tại đơn vị.
2. Phạm vi và giới hạn kiểm toán
2.1. Phạm vi kiểm toán:
- Danh mục các báo cáo được kiểm toán (có thể lập phụ lục kèm theo)
- Danh mục các đơn vị được đối chiếu; các dự án thực hiện chọn mẫu kiểm toán tổng hợp (nếu có);
- Năm ngân sách kiểm toán: ............ và các thời kỳ trước, sau có liên quan.
2.2. Giới hạn kiểm toán:
Nêu các giới hạn mà Tổ kiểm toán không thực hiện kiểm toán bởi những lý do khách quan.
3. Căn cứ kiểm toán
- Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản qui phạm pháp luật khác có liên quan;
- Hệ thống chuẩn mực kiểm toán, Quy trình kiểm toán, Quy chế Tổ chức và hoạt động Đoàn kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Biên bản kiểm toán được lập trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán, biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của Kiểm toán viên, biên bản làm việc (hoặc đối chiếu), Báo cáo tài chính ............ của .......được lập ngày........tháng.......năm........ và các tài liệu có liên quan.
PHẦN THỨ NHẤT
KẾT QUẢ KIỂM TOÁN3
Căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Kiểm toán nhà nước để lập. Định hướng chung là: kết quả kiểm toán cần được trình bày ngắn gọn, súc tích; tập trung vào những kết quả kiểm toán thực sự nổi bật theo các nội dung kiểm toán và mục tiêu kiểm toán. Số liệu tài chính thể hiện chủ yếu ở các phụ lục. Tên các mục và chỉ tiêu trong các bảng, biểu, phụ lục có thể thay đổi phù hợp với đối tượng kiểm toán và chế độ tài chính, kế toán hiện hành. Ngoài các phụ lục quy định tại mẫu biểu, Tổ kiểm toán có thể bổ sung một số phụ lục khác.
I. VỀ SỐ LIỆU (nếu có)
Đơn vị tính: đồng
STT | Nội dung | Số báo cáo | Số kiểm toán | Chênh lệch |
* Giải thích nguyên nhân chênh lệch:
Lưu ý: tuỳ theo đối tượng kiểm toán (hay kiểm tra hoặc đối chiếu) để lập một hay nhiều bảng số liệu, các phụ lục (kèm theo Biên bản kiểm toán) theo yêu cầu, nội dung kiểm toán (hay kiểm tra hoặc đối chiếu) và phù hợp với các chỉ tiêu báo cáo của đơn vị.
II. VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
1. Chi đầu tư XDCB
Phân tích, đánh giá quy hoạch tổng thể, nhu cầu về đầu tư, đánh giá căn cứ lập và phân bổ vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư, tình hình phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, nợ vốn đầu tư,...
2. Chi thường xuyên
Công tác lập và phân bổ dự toán; công tác quản lý, điều hành dự toán; công tác kế toán và lập Báo cáo quyết toán; ...
3. Chi chương trình mục tiêu
4. Công tác xét chuyển số dư cuối năm
5. Thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
6. Công tác quản lý các doanh nghiệp nhà nước
7. Tình hình quản lý và sử dụng tài sản công
8. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành
Trong quản lý, điều hành, tổchức và phối hợp thực hiện các CTMT, dự án...; thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.
9. Việc hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách
10. Tình hình thực hiện các nghị quyết, chính sách của quốc hội (nếu có)
...
III. TÍNH KINH TẾ, HIỆU LỰC VÀ HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH, TIỀN VÀ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
Phân tích, đánh giá những vấn đề nổi bật về tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả; Chỉ nêu nội dung này khi có trong KHKT của cuộc kiểm toán hoặc KHKT chi tiết đã được phê duyệt; việc trình bày 1 nội dung hay cả 3 nội dung thực hiện theo KHKT của cuộc kiểm toán hoặc KHKT chi tiết đã được phê duyệt.
PHẦN THỨ HAI
Ý KIẾN CỦA TỔ KIỂM TOÁN VỀ CÁC NỘI DUNG KIỂM TOÁN4
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
PHẦN THỨ BA
Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN (nếu có)5
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Biên bản này gồm ......... trang, từ trang ......... đến trang......., các phụ lục ........ là bộ phận không tách rời và được lập thành ... bản có giá trị pháp lý như nhau: KTNN giữ 02 bản; đơn vị ........ bản (ghi rõ các đơn vị được gửi)./.
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN6 (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
TỔ TRƯỞNG TỔ KIỂM TOÁN (Ký, ghi rõ họ tên và số hiệu thẻ KTVNN) |
TRƯỞNG ĐOÀN KTNN (Ký, ghi rõ họ tên và số hiệu thẻ KTVNN) |