Marketing có mấy P và bao nhiêu P là mới nhất?
Marketing có mấy P là câu hỏi thừa và ít người đang làm trong nghề hỏi. Một thực tế rất phũ là dù có bao nhiêu P chăng nữa, phòng marketing thường chỉ được nắm 1 P là Promotion. Nghĩa là chỉ đề ra các chương trình quảng bá, truyền thông cho thương hiệu hoặc sản phẩm. Nhưng dù gì đi nữa, bạn hiểu ...
Marketing có mấy P là câu hỏi thừa và ít người đang làm trong nghề hỏi. Một thực tế rất phũ là dù có bao nhiêu P chăng nữa, phòng marketing thường chỉ được nắm 1 P là Promotion. Nghĩa là chỉ đề ra các chương trình quảng bá, truyền thông cho thương hiệu hoặc sản phẩm.
Nhưng dù gì đi nữa, bạn hiểu về các P bạn sẽ định hình được công ty theo mô hình gì, nên có những hoạt động marketing nào phù hợp. Theo như thông tin mình nắm, có khoảng 9P đã được phát triển trong thời gian gần đây. Còn bao nhiêu P thì thực ra nó vẫn xoay quanh 4P cơ bản. Tùy từng doanh nghiệp họ sẽ tách P nào ra làm trọng tâm.
Marketing 4P là gì?
Như đã trình bày tại bài Marketing là gì?
4P là một lý thuyết khởi xướng bởi cha đẻ của marketing hiện đại là Philip Kotler. Hiện tại ông vẫn còn sống và làm việc tại Đại học Kellogg.
4P bao gồm:
- Product
- Price
- Place
- Promotion
Và theo như mọi người đánh giá, nó còn quá tổng quát và hướng vào công ty sản xuất nhiều hơn là dịch vụ. Nếu bạn đọc profile của giáo sư Kotler bạn cũng sẽ thấy là đa phần ông tư vấn cho công ty sản xuất. Và đương nhiên, nền sản xuất của Hoa Kỳ thì khỏi phải bàn cãi.
Marketing 7P cho ngành dịch vụ là gì?
Lý thuyết 7P của dịch vụ không hẳn là mới mẻ gì. Mình học cách đây 9 năm, nghĩa là nó cũng có mặt tại các nước phát triển trước đó chục năm rồi. Ngành dịch vụ bổ sung thêm 3P quan trọng vì đặc thù của nó. Dịch vụ là việc sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, không lưu trữ hoặc vận chuyển được. Vì thế, 3 P đặc thù đó là:
- People – con người: Con người ở đây bao gồm cả nhân viên và khách hàng. Nhân viên chuyển giao dịch vụ cho khách, khách đón nhận và trả tiền thụ hưởng. Không có 2 bên này, chả có gì xảy ra. Không sản xuất, không tiêu thụ và không tồn tại dịch vụ.
- Process – Quy trình: cũng như sản xuất, dịch vụ cũng cần 1 dây chuyền. Không phải tự nhiên dịch vụ hiện ra trước mắt bạn như một phép màu. Nó là cả sự chuẩn bị lâu dài trước đó. Ví dụ như để cắt ra được một mái tóc đẹp, bạn phải bước vô tiệm tóc, nêu yêu cầu và người hớt tóc phải làm theo yêu cầu thì mới ra một mái tóc đẹp.
- Physical evedence – Cơ sở vật chất: dễ hiểu phải không?! Bàn, ghế, dụng cụ hỗ trợ… chính là P này. Bây giờ bạn muốn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, bạn có bước vào một phòng giao dịch nhà tranh vách đất không? Bạn sẽ thấy đa phần các ngân hàng làm một mặt tiền khá bệ vệ, chắc chắn. Để làm gì? Để tạo niềm tin cho khách hàng.
Marketing 8P là gì và P thứ 8 là gì?
P thứ 8 là Partnership, nghĩa là đối tác dịch vụ của công ty du lịch. Đối tác này bao gồm vận chuyển, nhà hàng, khách sạn hoặc điểm vui chơi… Đối tác tốt tạo ra dịch vụ thụ hưởng chất lượng, khách hàng hài lòng.
Vậy P thứ 9 trong marketing là gì?
Chính là Philosophy, nghĩa là triết lý kinh doanh hay triết lý giáo dục. Mình thấy P thứ 9 này phù hợp với tổ chức giáo dục hơn.
Vậy mấy P hay mấy C có gì quan trọng?
Chả có gì quan trọng, khách hàng có trả tiền cho bạn trong thỏa mãn hay không nó quan trọng hơn. Như mình nói ở đầu, lý thuyết này đôi khi nói chuyện phiếm cho vui thì được, khi vào làm thì nó khác.
Đôi khi bạn muốn nhân viên hiểu việc nhanh, việc tóm tắt vào 4P, 7P, 8P hay 4C là cách giúp truyền đạt mục tiêu rõ ràng hơn.
Ngôi nhà kiến thức hy vọng đã giúp bạn có hiểu được ý nghĩa các P trong marketing. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết Marketing có mấy P và bao nhiêu P là mới nhất? Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.