25/05/2018, 14:26

Lý Tử Tấn

(tới khi đứng tuổi, vào thời nhà Lê, ông mới đổi thành Nguyễn Tử Tấn ) (1378-1457), hiệu Chuyết Am , quê ở làng Triều Đông (sau đổi là Triều Liệt), huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tân Minh huyệnThường Tín, Hà Nội), làm quan dưới triều Hậu Lê. Ông ...

 (tới khi đứng tuổi, vào thời nhà Lê, ông mới đổi thành Nguyễn Tử Tấn) (1378-1457), hiệu Chuyết Am, quê ở làng Triều Đông (sau đổi là Triều Liệt), huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tân Minh huyệnThường Tín, Hà Nội), làm quan dưới triều Hậu Lê. Ông là nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ.

, năm 32 tuổi (1400), thi đỗ Thái học sinh, cùng khoa với Nguyễn Trãi, thời Hồ Quý Ly, nhưng không làm quan cho nhà Hồ.

Vào khoảng cuối cuộc kháng chiến chống Minh của nghĩa quân Lam Sơn, ông đến yết kiến nơi hành tại, được Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi), khen là người họ nhiều, sai giữ chức Văn cáo tức là làm nhiệm vụ thảo công văn, giấy tờ, thư tín...

Sau đó, ông tiếp tục làm quan dưới triều nhà Lê, trải qua ba đời vua: Lê Thái Tổ (1428 - 1433), Lê Thái Tông (1434 - 1442), Lê Nhân Tông (1443 - 1459), trải các chức: Thông phụng đại phu, Hành khiển Bắc đạo, Thừa chỉ viện Hàn lâm, vào hầu giảng ở tòa Kinh Diên.

Theo Từ điển Văn học (bộ mới), dưới triều Lê Thái Tổ ông có đi sứ Chiêm Thành. Khi Nguyễn Trãi lui về Côn Sơn ông đã thay Nguyễn Trãi thảo nhiều chiếu lệnh, chế cáo và thư từ.

Ông mất năm 1457 (có nguồn ghi 1454), thọ 79 tuổi.

có Chuyết Am thi tập (chữ Hán), nhưng hiện chỉ còn 5 bài phú chép trong Quần hiền phú tập do Hoàng Tụy Phu (1414-?) sưu tập, và 73 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn (1726-1784).

Trong 5 bài phú còn lại, nổi tiếng nhất là bài Phú Xương Giang, ca ngợi chiến thắng Xương Giang ngày 3 tháng 11 năm 1427 của nghĩa quân Lam Sơn: tiêu diệt 7 vạn quân Minh và bắt sống các tướng nhà Minh làThôi Tụ, Hoàng Phúc… Ngoài ra, ông cũng có làm lời thông luận cho bộ Dư địa chí của Nguyễn Trãi; hiệu chính và phê điểm trong bộ Việt âm thi tập.

Đại để sáng tác của gồm hai phần.

Phần đầu mang tử lạc quan, tích cực của thời kỳ kháng chiến chống Minh và những năm rực rỡ của nhà Lê sơ; gồm các bài như: Hạ tiệp (Mừng thắng trận), Hạ đăng cực (Mừng vua lên ngôi), Quan duyệt võ(Xem duyệt võ), Tứ hải nhất gia (Bốn bể một nhà); và nhất là 2 bài phú: Chí Linh sơn phú (Phú núi Chí Linh) & Xương Giang phú vừa nói trên.

Phần thứ hai, ông nói đến lý tưởng sống thanh cao, thường phác họa mình là một con người sống đạm bạc, thường tự nhủ mình hãy sống theo “đạo trời”, vì “đạo trời” sẽ chi phối tất cả. Ở đây còn có cái cô đơn vì nhà thơ cảm thấy chán nản trước mọi chuyện phức tạp của trường danh lợi; cho nên thơ ông có đôi chút băn khoăn, nhưng không đến mức bi phẫn. Tiêu biểu ở mảng thơ này có bài như: Hạ nhật (Ngày hạ), Sơ thu (Đầu thu),  đề Ức trai bích ( đề vách nhà Ức trai) Tạp hứng (2 bài)...

Về nghệ thuật, thơ và phú của mang phong cách bình đạm. Câu thơ thường chân chất, không khuôn sáo, không đậm nét trữ tình như Nguyễn Trãi.

Nhận xét chung về , Phan Huy Chú viết: "Ông tiêu dao ở các chức nhàn tản, là bậc nhà nho có tuổi thời bấy giờ. Thơ ông chuộng giản dị, phần nhiều có ý thơ cổ" (Lịch triều hiến chương loại chí); còn Lê Quý Đôn thì chép rằng "ông là người danh vọng, đức độ, kỳ cựu, túc học..." (Kiến văn tiểu lục, mục Tài phẩm).

Và nhìn chung, không gian thơ của là một không gian nhẹ nhàng, trong tĩnh. Cái không gian như vậy chỉ có thể thấy trong thế giới tinh thần tĩnh tại Á Đông xưa. Tuy nhiên, ông vẫn là một nhà nho (ra làm quan) nhập thế, luôn làm tròn chức trách của mình, nhưng không hề bị công danh làm lụy.

làm thơ trên quan điểm thi pháp của mình. Ông nói:

Tôi cho rằng phép làm thơ khó lắm thay! Thơ luật chỉ có 56 chữ, thơ tuyệt cú lại chỉ có 28 chữ, mà đủ mọi thể cách. Muốn thơ cổ kính, thanh đạm thì lại gần với thô; muốn đẹp đẽ, phong phú thì lại gần sự lòe loẹt; hào phóng thì dễ buông thả, thật thà thì dễ quê mùa. Cho nên lời ý giản dị đầy đủ, mạch lạc thông suốt, chất phác mà vẫn nhã, mới lạ mà không trúc trắc, trung hậu nhưng không thô kệch, cao siêu mà vẫn ôn hòa, đó là những điều rất khó có thể đạt được (Tựa sách Việt âm thi tập).

Sơ thu (Đầu thu)

Nắng hòe êm dịu xế tường vôi, Mềm mại chồi sen quạt gió trời. Sắc lẫn màu thu trời rợn bóng, Ánh lồng vẻ núi nước trong ngời. Cua vàng gạch óng vào đăng sớm, Phật thủ da xanh nở múi rồi, Bình sẵn rượu ngon vui cứ uống, Đợi gì giậu cúc nhị vàng phơi.

Tạp hứng (bài 1)

Chim trĩ chết, vì lông đẹp Rùa bị đốt, vì mai thiêng. Gỗ xấu, không phải làm rường cột, Vật cộc đuôi, khoải phải làm hy sinh. Dùng bỏ đều có mệnh, Can chi nhọc một đời! Đầu giường có sách cổ, Trong hòm có gươm báu. Đọc sách thắm thía được đạo hay, Cầm gươm vui vẻ thời thanh bình. Cúi ngửa khoảng trời đất, Việc muôn đời như không.

0