Lý thuyết: Tư tưởng triết học trong giai đoạn hình thành và phát triển của chế độ phong kiến (Từ thời Tần, Hán đến thời Đường)
Lý thuyết: Tư tưởng triết học trong giai đoạn hình thành và phát triển của chế độ phong kiến (Từ thời Tần, Hán đến thời Đường) Nhờ có điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển và Thừa tướng Lý Tư là người kiên quyết theo chủ trương "pháp trị" cho nên nước Tần dần dần vượt các nước ...
Lý thuyết: Tư tưởng triết học trong giai đoạn hình thành và phát triển của chế độ phong kiến (Từ thời Tần, Hán đến thời Đường)
Nhờ có điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển và Thừa tướng Lý Tư là người kiên quyết theo chủ trương "pháp trị" cho nên nước Tần dần dần vượt các nước khác.
Nhờ có điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển và Thừa tướng Lý Tư là người kiên quyết theo chủ trương "pháp trị" cho nên nước Tần dần dần vượt các nước khác. Năm 230 tr. CN nhà Tần thôn tính nước Hàn, rồi lần lượt lấy các nước Triệu, Nguỵ, Sở, Yên, và năm 221 tr. CN, diệt nốt nước Tề, kết thúc cục diện "Thất hùng"; Doanh Chính lên ngôi vua, lấy hiệu là Tần Thuỷ Hoàng, đất nước Trung Quốc lần đầu tiên được thống nhất. Nhưng sự thống nhất ấy chỉ tồn tại được 15 năm, bởi vì: việc nhà Tần thống nhất Trung Quốc chủ yếu là dựa trên bạo lực quân sự, nhà nước thống nhất chưa có được một cơ sở xã hội và kinh tế đủ mạnh đảm bảo; mặt khác do chính sách "pháp trị” tàn bạo, hà khắc của nhà Tần, nhân dân liên tục nổi dậy khởi nghĩa vũ trang dưới sự lãnh đạo của các thế lực quân, sự địa phướng. Năm 206 tr. CN, Lưu Bang đã lợi dụng được thành quả của phong trào khỏi nghĩa nông dân cuối Tần, giành được chính quyền, lập ra nhà Hán. Nhà Hán ra đời cũng là mốc chấm dứt thời kỳ phong kiến hoá lâu dài (Xuân Thu - Chiến Quốc - Tần), xã hội Trung Quốc chính thức bước vào chế độ phong kiến với đặc điểm: lấy nông thôn, nông nghiệp làm cơ sở; xây dựng nhà nước trung ương tập quyền; lãnh thổ quốc gia được chia thành các đơn vị hành chính theo khu vực quận, huyện; kết cấu giai cấp trong xã hội tương đối giản đơn, với hai giai cấp chính là Địa chủ và Nông dân. Trong giai đoạn đầu của chế độ phong kiến, kinh tế nông nghiệp - nông dân phát triển tức là thành thị - thị dân suy tàn (cả về kinh tế và văn hoá). Mâu thuẫn xã hội cơ bản là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân, thợ thủ công, thương nhân nhỏ với giai cấp địa chủ phong kiến. Ngoài ra, trong nội bộ giai cấp địa chủ phong kiến cũng có sự phân hoá và mâu thuẫn với nhau: tầng lớp địa chủ nhỏ (gọi là "Hàn môn", "Tế tộc"...) có mâu thuẫn với tầng lớp đại địa chủ quý tộc nắm chính quyền (gọi là "Hào môn", "Môn phiệt sĩ tộc"). Tầng lớp địa chủ nhỏ (Hàn môn, Thứ tộc, Tế tộc), trong quá trình đấu tranh của mình, dựa vào lực lượng là quần chúng lao động, cuộc sống của họ tương đối gần gũi với nhân dân lao động, do vậy phần nào tiếng nói, quan điểm của họ củng phù hợp với lợi ích của nhân dân.
Dù biểu hiện sắc thái đậm nhạt có khác nhau ở từng thời kỳ cụ thể nhưng lịch sử phát triển tư tưởng triết học của thời kỳ này - cùng với những đặc điểm của nó là sự phản ánh những đặc điểm kinh tế - xã hội và cuộc đấu tranh xã hội đó.
soanbailop6.com