13/01/2018, 07:23

Lý thuyết: Mạng máy tính toàn cầu Internet trang 141 SGK Tin học 10

Lý thuyết: Mạng máy tính toàn cầu Internet trang 141 SGK Tin học 10 Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. ...

Lý thuyết: Mạng máy tính toàn cầu Internet trang 141 SGK Tin học 10

Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP.

1. Internet là gì?

Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. Internet đảm bảo cho mọi người khả năng thâm nhập đến nhiều nguồn thông tin thường trực, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán, truyền tệp, thư tín điện tử và nhiều khả năng khác nữa.

2. Kết nối Internet bằng cách nào?

Có hai cách phổ biến để kết nối máy tính với Internet, đó là:

  • Sử dụng môđem qua đường điện thoại;
  • Sử dụng đường truyền riêng.

a) Sử dụng môđem và đường điện thoại

Để kết nối Internet sử dụng modem và đường điện thoại:

Máy tính cần được cài đặt môđem và kết nối qua đường điện thoại;

Người dùng cần kí hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ Internet để được cấp quyền truy cập.

b) Sử dụng đường truyền riêng (Leased line)

Để sử dụng ẹ đường truyền riêng

  • Người dừng thuê một đường truyền riêng;
  • Một máy tính (gọi là máy ủy quyền (Proxy)) trong mạng LAN được dùng để kết nối với nhà cung cấp dịch vụ Internet. Mọi yêu cầu truy cập Internet các máy trong mạng LAN được thực hiện thông qua máy uỷ quyền.

c) Một số phương thức kết nối khác

- Sử dụng đường truyền ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line - đường thuê bao số không đối xứng), tốc độ truyền dữ liệu cao hơn rất nhiều so với kết, nối bằng đường điện thoại.

- Sử dụng công nghệ không dây - Wi-Fi là một phương thức kết nối Intern mới nhất, thuận tiện nhất. Wi-Fi cung cấp khả năng kết nối Internet ở mọi thời điểm, mọi nơi, thông qua các thiết bị truy cập không đây như điện thoại di động, máy tính xách tay, PDA...

- Sử dụng dịch vụ kết nối Internet qua đường truyền hình cáp.

3. Các máy tính trong Internet giao tiếp với nhau bằng cách nào?

  • Các máy tính trong Internet hoạt động và trao đổi với nhau được là d chúng cùng sử dụng bộ gião thức truyền thông TCP/IP.

Bộ giao thức TCP/IP là tập hợp các quy định về khuôn dạng dữ liệu vàị phương thức truyền dữ liệu giữa các thiết bị trên mạng.

Giao thức IP liên quan đến các gói dữ liệu một cách riêng lẻ, độc lập.

Giao thức TCP cho phép hai thiết bị truyền thông trong mạng kết nối với nhau và trao đổi các dòng dữ liệu (đã đóng gói) hoãc thông tin cần truyền. TCP đảm bảo việc phân chia dữ liệu ở máy gửi thành các.gói tin nhỏ hơn 0 khuôn dạng và kích thước xác định. Các gói tin được đánh số để sau đó máy nhận có thể tập hợp chúng lại một cách đúng đắn như các gói tin ở máy gửi.

Nội dung gói tin bao gồm các thành phần sau: địa chỉ nhận, địa chỉ gửi; dữ liệu, độ dài; thông tin kiểm soát lỗi và các thông tin phục vụ khác.

Khi truyền tin, nếu có lỗi không khắc phục được gói tin sẽ được truyền lại, chẳng hạn khi ta gửi thư đi nếu sai địa chỉ người nhận thì sau thời gian sẽ nhận được thư trả lại.

Làm thế nào gói tin đê rì đúng người nhận?

Mỗi bức thư muốn gửi đến đúng người nhận thì trên thư phải ghi địa chỉ của người nhận.

Để một gói tin đến đúng máy nhận (máy đích) thì trong gói tin phải có thông tin để xác định máy đích.

Mỗi máy tính tham gia vào mạng đều phải có địa chỉ duy nhất, được gọi là địa

chỉ IP. Địa chỉ IP có dạng bốn số nguyên phân cách bởi dấu chấm (.), ví dụ như 172.154.32.1 và 172.154.56.5

Trong Internet còn có một sô máy chủ DNS (Domain Name Server) chuyển đổi địa -chỉ IP dạng số sang dạng kí tự (tên miền) để thụận tiện cho người dùng, ví dụ laodong.com.vn, vietnamnet.vn...

Mỗi tên miền có thể gồm nhiều trường phân cách nhau bởi dấu chấm (.). Các trường trong địa chỉ, tính từ phải sang bao gồm:

Nhóm trường cuối cùng bên phải là viết tắt (gồm hai kí tự) của tên nước hay tổ chức quản lí như: vn (Việt Nam), jp (Nhật Bản), fr (Pháp)...

Nhóm tiếp theo thường thể hiện một trong các lĩnh vực như giáo dục (edu), thuộc chính phủ (gov)...

Nhóm tiếp theo là do chủ sở hữu địa chỉ đặt và được tổ chức quản lí tên miền đồng ý xác nhận và sẽ là duy nhất trên Internet.

Ví dụ: www.moet.edu.vn là địa chỉ website của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

0