Lý thuyết bài tiêu hóa ở dạ dày
Lý thuyết bài tiêu hóa ở dạ dày 1 - Cấu tạo dạ dày Giống phần lớn các đoạn khác của ống tiêu hoá, thành dạ dày có cấu tạo 4 lớp cơ bản gồm màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. ...
Lý thuyết bài tiêu hóa ở dạ dày
1 - Cấu tạo dạ dày Giống phần lớn các đoạn khác của ống tiêu hoá, thành dạ dày có cấu tạo 4 lớp cơ bản gồm màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.
1 - Cấu tạo dạ dày
■ Giống phần lớn các đoạn khác của ống tiêu hoá, thành dạ dày có cấu tạo 4 lớp cơ bản gồm màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. Đặc biệt, dạ dày có hình dạng một cái túi thắt 2 đầu với dung tích tối đa khoảng 3 lít và với với lớp cơ rất dày và khỏe (gồm 3 lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo), lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị (hình 27-1).
Hình 27-1. Cấu tạo dạ dày và lớp niêm mạc của nó
II. Tiêu hóa ở dạ dày
I.P. Paplôp - Nhà sinh lí học người Nga đã thực hiện thi nghiệm "bữa ăn giả" ở con chó có lỗ dò thực quản. Khi chó ăn, thức ăn không vào dạ dày mà rơi xuống cái đĩa đặt ngay dưới cổ nó. Chỉ 3 phút sau khi thức ăn chạm lưỡi, dịch dạ dày đã tiết ra mạnh mẽ (hình 27-2).
Hình 27-2. Thí nghiệm bữa ăn giả ở chó
- Các thí nghiệm khác cũng cho thấy bất cứ vật gì chạm vào lưỡi hay niêm mạc dạ dày đều có tác dụng gây phản xạ tiết dịch vị.
- Kết quả phân tích hóa học cho thấy thành phần dịch vị gồm :
+ Nước : 95%
+ Enzim pepsin + Axit clohiđric (HCl) + Chất nhầy
- Lúc đói dạ dày co bóp rất nhẹ và thưa. Khi có thức ăn, dạ dày co bóp mạnh và nhanh hơn, giai đoạn đầu để nhào trộn thức ăn với dịch vị, giai đoạn sau để đẩy thức ăn xuống ruột. Sự đẩy thức ăn xuống ruột còn có sự phối hợp co của cơ vòng ở môn vị. Thức ăn được lưu giữ ở dạ dày từ 3 đến 6 giờ.
- Các thí nghiệm cũng cho thấy enzim trong dịch vị chỉ có tác dụng duy nhất với loại thức ăn prôtêin ở mức độ nhất định (hình 27-3).
Hình 27-3. Biến đổi hóa học ở dạ dày