Lý thuyết Âm học
1. Nguồn âm -Vật phát ra âm gọi là nguồn âm -Các vật phá ra âm đều dao động -Sự rung động qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống… gọi là dao động 2. Dao động nhanh, chậm, tần số -Số dao động trong một giây gọi là ...
1. Nguồn âm
-Vật phát ra âm gọi là nguồn âm
-Các vật phá ra âm đều dao động
-Sự rung động qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống… gọi là dao động
2. Dao động nhanh, chậm, tần số
-Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu Hz
3. Âm cao (âm bổng) – âm thấp (âm trầm)
-Âm phát ra càng cao khi tần số dao dộng càng lớn
-Âm phát ra càng hấp khi tần số dao động càng nhỏ
4. Âm to, âm nhỏ, biên độ dao động
-Độ lệch lớn nhất của vậ dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động
-Biên độ dao động càng lớn, âm càng to
5. Độ to của một số âm
-Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben kí hiệu là đB
-Người ta có thể dùng máy để đo độ to của âm
Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7