Lý do vì sao chúng ta quên kỷ niệm thời thơ ấu
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi vì sao bộ não có thể quên những kỷ niệm có từ thời ấu thơ. Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra lời giải mới cho việc tại sao bộ não chúng ta không thể nhớ lại được những kỷ niệm có trong thời thơ ấu giai đoạn đầu. Đó là bởi sự hình thành tế ...
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi vì sao bộ não có thể quên những kỷ niệm có từ thời ấu thơ.
Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra lời giải mới cho việc tại sao bộ não chúng ta không thể nhớ lại được những kỷ niệm có trong thời thơ ấu giai đoạn đầu. Đó là bởi sự hình thành tế bào thần kinh mới sẽ thay thế tế bào thần kinh cũ, khiến cho ta khó có thể nhớ về kỷ niệm trong thời ấu thơ.
Một nghiên cứu được tiến hành trên động vật gặm nhấm đã chỉ ra, những tế bào thần kinh mới được sản sinh trong (hay vùng hồi hải mã) - vùng não chịu trách nhiệm hình thành trí nhớ. Sự sản sinh tế bào thần kinh này ở vùng hippocampus sẽ diễn ra trong suốt cuộc đời nhưng sẽ giảm dần theo độ tuổi.
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy việc đẩy mạnh sự sản sinh tế bào thần kinh mới ở chuột trưởng thành có thể tăng cường khả năng ghi nhớ với những gì chúng đã được học. Tuy nhiên, sự phát triển tế bào thần kinh mới cũng có thể làm suy giảm kỷ niệm cũ.
Trưởng nhóm nghiên cứu - nhà thần kinh học Sheena Josselyn cho biết: "Chúng tôi vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra điều này. Mọi người thường cho rằng, tế bào thần kinh mới đồng nghĩa với việc sẽ làm bộ nhớ trở nên tốt hơn nhưng sự thật lại không phải như vậy.
Nhiều nhà khoa học đã nghĩ, ký ức lâu dài có thể được gắn với ngôn ngữ bởi trẻ em thường bắt đầu hình thành dạng ký ức này ở cùng thời điểm chúng bắt đầu nói. Nhưng điều lạ lạ khi lớn lên, chúng lại quên kỷ niệm xưa cũ".
Tiến hành quan sát trẻ mới biết đi, Josselyn và chồng - đồng tác giả nghiên cứu Paul Frankland đã đặt câu hỏi tại sao trẻ em lại không thể giữ lại ký ức trong nhiều tình huống, sự kiện. Nhà nghiên cứu phát hiện, chỉ có một phần não - vùng hồi hải mã - để sản xuất nơ-ron thần kinh mới có vai trò quan trọng trong việc tạo ra kỷ niệm. Nhưng việc sản xuất tế bào mới này cũng sẽ giảm dần trong suốt thời thơ ấu.
Nhà thần kinh học Josselyn cho biết: “Càng tăng nhiều nơ-ron thần kinh càng giúp bạn thu nạp nhiều ký ức mới trong tương lai. Nhưng bộ nhớ được xem như một chuỗi vòng, vì thế nếu bạn thêm vào một vòng mới, tức là có thể vòng cũ sẽ bị phá vỡ”.
Vì vậy, tế bào thần kinh mới được sản sinh có vai trò hữu ích trong việc làm rõ những ký ức cũ cũng như mở đường cho kỷ niệm mới.