Luyện từ và câu : Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu trang 92 Vở bài tập (VBT) Tiếng Việt lớp 4 tập 2: 3. Thêm trạng...
3. Thêm trạng ngữ thích hợp vào những câu chưa có trạng ngữ nói trên để đoạn văn được mạch lạc.. Luyện từ và câu : Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu trang 92 Vở bài tập (VBT) Tiếng Việt lớp 4 tập 2 – Luyện từ và câu : Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu I – Nhận xét 1. Gạch dưới bộ ...
I – Nhận xét
1. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong mỗi câu sau :
Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào :
– Tâu bệ hạ ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
2. Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung ý nghĩa ……………..
cho câu.
3. Đặt câu hỏi cho trạng ngữ nói trên :
II. Luyện tập
1. Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau :
a) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
b) Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
2. Hai đoạn văn sau không mạch lạc vì một số câu chưa có trạng ngữ (cho trong ngoặc đơn). Hãy gạch dưới những câu đó.
a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đây tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.
(đến ngày đến tháng, mùa đông)
b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh đạp gió vút lên cao.
(có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)
(3) Thêm trạng ngữ thích hợp vào những câu chưa có trạng ngữ nói trên để đoạn văn được mạch lạc.
a) -………………
b) -………………
TRẢ LỜI:
I – Nhận xét
1. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong mỗi câu sau :
Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào :
– Tâu bệ hạ ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
2. Trạng ngữ vừa tìm được, bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.
3. Đặt câu hỏi cho loại trạng ngữ nói trên :
Viên thị vệ hớt hải chạy vào khi nào ?
II – Luyện tập
1. Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau :
a) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho ngưòi ta tưowrng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
b) Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
2. Hai đoạn văn sau không mạch lạc vì một số câu chưa có trạng ngữ (cho trong ngoặc đơn). Hãy gạch dưới những câu đó.
a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.
(đến ngày đến tháng, mùa đông)
b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đai bàng vẫn bay lươn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.
(có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)
3. Thêm trạng ngữ thích hợp vào những câu chưa có trạng ngữ nói trên để đoạn văn được mạch lạc.
a) – Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi.
– Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân tán đi khắp chốn những núi bông trắng nuột nà.
b) – Giữa lúc gió đang gào thét ấy, cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên nền trời.
– Có lúc, chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.