Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 138 SGK Tiếng Việt 5 tập 2
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 138 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 1. Có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau ? 2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói vê các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu tác dụng của từng ...
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 138 SGK Tiếng Việt 5 tập 2
1. Có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau ? 2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói vê các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
1. Có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau ?
Dấu chấm và dấu phẩy
Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện gắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết : "Thưa ngài tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dâu chẫm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài."
Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô bèn viết thư trả lời : "Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh."
TRẦN MẠNH THƯỜNG sưu tầm
Gợi ý:
* Bài tập 1: Lời giải
Bức thư 1: “Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài”.
Bức thư 2: “Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh”.
Bớc-na Sô (1856 - 1950) : nhà văn nổi tiếng người Ai-len, được Giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1925.
2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói vê các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
Gợi ý:
Sau mấy phút tập thể dục, các bạn chuyển ngay sang những trò chơi riêng của mình. 2) Kia là một nhóm nam đá cầu nghe chan chát. 3) Những quả cầu vun vút bay vồng lên từ chân bạn này sang bạn khác rất tuyệt. 4) Này là một nhóm nữ đang say sưa với trò nhảy dây. 5) Các bạn luân phiên người vào người ra, tóc bay lòa xòa.
Tác dụng của dấu phẩy:
- Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN
- Ngăn cách các vế câu.
soanbailop6.com