12/01/2018, 10:47

Luyện tìm ý cho phần thân bài

Luyện tìm ý cho phần thân bài 1.Ghi nhớ: *Phần thân bài chính là phần trọng tâm của một bài văn. Một bài văn có phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn nhưng phần thân bài sáo rỗng, hời hợt, không giải quyết được đầy đủ các yêu cầu các yêu cầu được đặt ra ở phần đề bài thì chưa phải là một bài văn hay ...

Luyện tìm ý cho phần thân bài

1.Ghi nhớ: *Phần thân bài chính là phần trọng tâm của một bài văn. Một bài văn có phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn nhưng phần thân bài sáo rỗng, hời hợt, không giải quyết được đầy đủ các yêu cầu các yêu cầu được đặt ra ở phần đề bài thì chưa phải là một bài văn hay

.Để khắc phục khuyết điểm này, khi lập dàn ý của bài văn, chúng ta cần tách phần thân bài thành các ý lớn cho đầy đủ, rồi từ các ý đó, viết thành các đoạn văn hoàn chỉnh. Tuỳ vào yêu cầu của đề, các em có thể trình bày phần thân bài thành 2à3 đoạn (dài , ngắn khác nhau). Mỗi đoạn có thể trình bày khoảng từ 3à12 câu, tuỳ theo nội dung của từng ý. Ý nào trọng tâm thì nên nói kĩ, nói dài hơn.

2. Bài tập thực hành :

Nêu các ý cần phải có ở thân bài để giải quyết các đề văn sau:

a) Tả cái trống trường.

b) Tả một con vật nuôi trong nhà.

c) Tả một cái cây ăn trái đang mùa quả chín.

d) Tả một cái cây cho bóng mát mà em yêu thích.

e) Tả một người thân của em

f) Nơi em ở có cảnh đẹp nào em yêu thích hơn cả? Hãy tả lại cảnh ấy.

g) Tả cảnh đẹp vào một đêm trăng sáng ở nơi em ở.

h) Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.

i) Hãy tả lại một cơn mưa mà em có dịp chứng kiến.

k) Em hãy kể lại một câu chuyện từng để lại ấn tượng đẹp đẽ về tình bạn dưới mái trường tiểu học.

……….

*Đáp án:

a) Tả cái trống

+Tả bao quát: Trống có những nét chung gì nổi bật về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu,..

+Tả cụ thể từng bộ phận:

- Giá đặt trống, dây đeo trống: dáng hình, chất liệu, cách giữ trống,…

- Tang trống: chất gỗ, hình dáng từng thanh, cách ghép,…

- Cái đai chằng lưng trống: chất liệu, cách chằng,…

- Mặt trống: da bít mặt, đinh đóng giữ mặt da trống,…

- Âm thanh: to nhỏ, cách đánh của bác bảo vệ…

àÍch lợi của cái trống: Giữ nhịp sinh hoạt trong nhà trường.

b) Tả con chó

+Tả hình dáng:

- Tả bao quát: Con chó to hay nhỏ? Mập hay ốm? Lông màu gì?

- Tả chi tiết: Đầu, mắt, tai, thân,….có gì đặc biệt?

+Tả tính nết:

- Thái độ đối với chủ?

- Thái độ đối với người lạ, với các con vật khác?

- Khi chủ vắng nhà? Khi được ăn?…

c) Tả cây ăn quả đang mùa quả chín

+Tả bao quát cả cây: Nhìn từ xa (hoặc thoạt nhìn) cây có những đặc điểm gì? Có những nét nào nổi bật chứng tỏ cây đang ra trái?

+Tả cụ thể từng bộ phận ( chọn tả những nét nổi bật nhất)

- Rễ, thân, cành có những nét gì đáng chú ý?

- Lá nó thế nào? (hình thù, khuôn khổ, màu sắc,..)

- Quả nó mọc ra sao? (thưa thớt hay từng chùm? Gắn với nhau như thế nào?…)

Hình dáng, màu sắc, hương thơm, vị ngọt,…

+Ích lợi của trái cây, của cây .

d) Tả cây cho bóng mát:

+Tả bao quát: Nhìn từ xa, cây có nét gì dễ nhận ra? Nó được trồng từ bao lâu?…

+Tả từng bộ phận cụ thể:

- Gốc cây, thân cây có hình dáng gì? To cao chừng nào?Màu sắc thế nào? Trơn nhẵn ra sao khi sờ tay?

- Tán lá cây như thế nào? Lá cây có hình dáng to, nhỏ ra sao? Màu sắc? Mọc như thế nào trên cành?

+Vài nét về cảnh vật xung quanh cây và ích lợi của cây.

e) Tả mẹ.

+Ngoại hình: Tầm vóc, tuổi tác, cặp mắt, hàm răng, nụ cười,…có đặc điểm gì nổi bật?

+Tính tình, hoạt động: lời nói, cử chỉ,…có đặc điểm gì làm em kính yêu, quý trọng và biết ơn?

+Tình cảm yêu thương mẹ dành cho em và lòng biết ơn, kính yêu của em với mẹ như thế nào?

f) Tả cánh đồng lúa chín:

+Tả bao quát cánh đồng lúa chín:

- Tả bao quát phạm vi cánh đồng: rộng hay hẹp, chạy từ đâu đến đâu?…

- cảnh quan nổi bật nhất: cảnh lúa chín (màu sắc mùi vị,…chủ yếu).

+tả cụ thể cảnh lúa chín:

- Hình dáng, đặc điểm cây lúa tren cả cánh đòng (chú ý màu sắc, hình dáng của lá lúa, bông lúa,…)

- Hình dáng, đặc điểm mấy ruộng lúa cạnh nơi em đứng (nhìn gần, các khóm lúa, bông lúa, lá lúa,…có đặc điểm như thế nào? Các bờ ruộng, cây cỏ ra sao?…). Cảm xúc của em khi đó.

+Tả phác qua cảnh làm việc trên cánh đồng (có thể có hoặc không có phần này)

g) Quang cảnh đêm trăng: Tả từng bộ phận của cảnh:

- Ông trăng.

- Mọi vật dưới trăng.

- Hoạt động của con người dưới trăng.

h) Tả con đường

+Tả bao quát con đường.

+Tả chi tiết con đường:

- Con đường đó từ đâu tới đâu? Nó có gì đặc biệt?

- Tả lòng đường.

- Tả hai bên đường.

i) Tả cơn mưa

+Tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc:

+Lúc đầu: nhỏ, thưa thớt ( lẹt đẹt,…lách tách,…)

+Về sau: Mau hơn, to và mạnh hơn (lộp độp,rào rào,nước chảy ồ ồ,…)

+Tả cây cối, con vật bầu trời trong cơn mưa:

- cây cối run rẩy, rúm lại trong mưa.

- Con vật chạy cuống cuồng tìm chỗ trú mưa.

- Người chạy mưa

+Cảnh, vật khi mưa ngớt hạt và tạnh hẳn:(Trời rạng dần; chim chóc bay ra hót ríu rít; mặt trời ló ra; người tiếp tục làm việc…)

soanbailop6.com

0